Báo TQ: Khi Nhật đánh TQ Mỹ mặc kệ nhưng đụng tới VN Mỹ liền lập tức trở mặt

Trên tờ Sohu ngày 11/6 vừa qua có bài viết với dòng title là: “Nhật Bản đánh Trung Quốc, Mỹ vẫn bán vũ khí đạn dược, Nhật Bản đánh Việt Nam, Mỹ lập tức trở mặt”. 

Bài báo viết: “Xem xét lịch sử thế chiến thứ hai, hành vi của người Mỹ trong giai đoạn đầu rất cẩn trọng, tỉ mỉ. Đối với nhân dân Trung Quốc chúng ta mà nói, có thể gọi là “cực kỳ vô xỉ”. Núp dưới vỏ bọc của cái gọi là tự do giao dịch, họ đã cung cấp cho Nhật Bản rất nhiều vật dụng chiến tranh. 


Ngày 7/7/1937, quân đội Nhật đóng tại 3 tỉnh miền Đông quyết định tiến một bước nữa trong lợi ích của họ tại Trung Quốc. Một tay họ dựng lên “sự kiện mất tích binh sỹ Nhật Bản” rồi tấn công mãnh liệt vào quân đội Trung Quốc phòng thủ “Uyển Bình thành”. 




Tuy quân đoàn 29 của Trung Quốc dũng cảm chống cự nhưng tiềm lực Trung Quốc lúc bấy giờ so với Trung Quốc khác biệt ‘một trời một vực’ cho nên ngày 29/7, Bắc Bình bị chiếm, ngày 30 Thiên Tân thất thủ, Trung Quốc đến đó hãm vào cuộc chiến chống xâm lược. 

Chính trong năm 1937 nhân dân Trung Quốc đau khổ này, nước Mỹ vẫn duy trì giao dịch mật độ cao với Nhật. Năm 1937, trong số các loại nguyên liệu quân sự nhập khẩu của Nhật Bản, các sản phẩm nhập từ Mỹ chiếm đến 54,4%, đến năm 1956 còn tăng lên 56%. 

Từ 1937 đến 1939 khi Nhật Bản xâm lược toàn diện Trung Quốc, 70% xuất khẩu của Mỹ cho Nhật là các tài nguyên chiến lược và vật liệu quân dụng với tổng giá trị đạt 510 triệu USD. 


Từ các số liệu nói trên, chúng ta không khó nhận ra rằng nước Mỹ là đồng lõa với Nhật trong thời kỳ đầu xâm chiếm Trung Quốc, nói như vậy cũng không phải là quá. Tuy nhiên Mỹ luôn kiên trì coi đó là hành vi giao dịch quốc tế thông thường, không phân biệt chính nghĩa hay không chính nghĩa. 




Tuy vậy, điều đáng giận là không giống như lúc Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, nước Mỹ đã có đối xử khác biệt trong một sự kiện tương tự. 

Năm 1940, kháng chiến của Trung Quốc bước vào giai đoạn giằng co, giấc mộng 3 tháng tiêu diệt Trung Quốc của Nhật bị phá sản. Nói theo thuật ngữ sau Thế chiến II là “rơi vào vũng lầy không thể tự thoát ra”. 

Nhưng dù thế công của Nhật đã yếu đi, ý muốn tiêu diệt Trung Quốc vẫn không chấm dứt. Sau khi chiếm được Long Châu ở miền Nam Quảng Tây, để bóp nghẹt đường viện trợ vật chất của quốc tế cho Trung Quốc qua Việt Nam, Nhật Bản đã xuất binh hướng đến Việt Nam. 

Do lúc đó Việt Nam là thuộc địa của Pháp nhưng chính phủ Vichy nước Pháp đã bị phát xít Đức khống chế chỉ là bù nhìn, mà Nhật Bản lại là đồng minh của phát xít, cho nên khi Nhật Bản tỏ ý muốn khống chế Việt Nam, quân Pháp đồn trú ở Việt Nam đã đồng ý cho quân Nhật vào đóng ở miền Bắc Việt Nam. 


Đối mặt với hành vi của quân Nhật, nước Mỹ có đất thực dân ở Philippines nên đã chọn giải pháp đàm phán với Nhật, yêu cầu Nhật Bản không xâm lược bán đảo Đông Dương. Đây là điều đã được Mỹ bàn bạc với các nước lớn châu Âu, Nhật Bản nhất thời không có khả năng nhập cuộc. Nhưng Nhật Bản dùng hành động thực tế nói rằng bản thân Mỹ không là gì. Trong lúc vẫn đang đàm phán, Nhật liên tục xuất binh khống chế phần lớn miền Nam Việt Nam. 




Đối mặt hành động này của Nhật, sau khi biết tin, nước Mỹ đột nhiên nổi giận, lập tức đóng băng tất cả tài sản của Nhật tại Mỹ, gồm cả những dầu mỏ xuất khẩu cho Nhật, đồng thời lấy Philippines là trung tâm phòng tuyến chống Nhật. Mặt khác Mỹ tăng mạnh viện trợ cho Trung Quốc với hy vọng Trung Quốc có thể cầm chân tối đa binh lực của Nhật. Đến lúc đó Mỹ và Nhật trở mặt thành thù. Sau đó thì Nhật tấn công Trân Châu cảng, tuyên chiến với Mỹ. Trong sự kiện này, vì Mỹ cấm vận khiến bộ máy chiến tranh của Nhật bị đình trệ nên nó không thể không “đánh canh bạc tất tay”. Trong số đó, điều khiến người Nhật lo lắng nhất là trước khi Mỹ cấm vận, trong tổng nhiên liệu dầu khí của Nhật thì 70% là nhập từ Mỹ. 

Nguồn: http://www.sohu.com/a/319920123_145495 

Bình luận: Bài viết này giật title kéo Việt Nam vào để ăn theo xu hướng thời sự. Gần đây Mỹ công bố bán UAV ScanEagle cho một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhân sự kiện này, thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ là phá hoại ổn định và hợp tác trong khu vực. Mặt khác, trong bối cảnh lớn hiện nay là Mỹ và Trung Quốc thì đang chiến tranh thương mại và căng thẳng với nhau trên nhiều mặt nhưng Mỹ và Việt Nam thì lại đang có chiều hướng tăng cường hợp tác. Do vậy truyền thông Trung Quốc đã nhiều lần công khai hoặc bóng gió lo ngại về việc Việt Nam đứng về phe Mỹ để chống Trung Quốc. Cách đây ít lâu, khi tập đoàn Viettel tuyên bố tự nghiên cứu mạng 5G không dùng thiết bị của Huawei, tờ Sina đã có bình luận cho rằng Việt Nam trở mặt, muốn bài trừ Huawei như Mỹ

Một bối cảnh lớn khác liên quan đến bài viết này là hiện nay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang đến hồi căng thẳng. Trên truyền thông chính thống Trung Quốc, người ta cũng đã bắt đầu có những chỉ trích thẳng vào Mỹ đồng thời kêu gọi lòng tự tôn dân tộc của Trung Quốc. Đặt trong những bối cảnh đó, bài viết trên đây của Sohu đã cố giật title kéo Việt Nam vào nhằm đáp ứng thị hiếu độc giả. 

Thực tế là việc Mỹ trở mặt với Nhật khi Nhật đánh chiếm Đông Dương không phải là hành động để bảo vệ dân tộc Việt Nam mà trước hết là bảo vệ lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương và sau đó có phần nào đó là bảo vệ cho lợi ích thực dân của các đồng minh như Anh, Pháp.

Post a Comment

Tin liên quan

    -->