Sina: Trump đe dọa nhưng 28 nước châu Âu đứng sau Việt Nam

Năm 2017, nước Mỹ thâm hụt thương mại tới 817 tỷ USD, vượt qua kỷ lục 800 tỷ USD trước đó. Mặt khác, cùng với thâm hụt thương mại càng ngày càng lớn, không chỉ khiến nhiều người Mỹ bị mất việc làm mà còn khiến tương lai kinh tế Mỹ trở nên ảm đạm. Để xoay chuyển cục diện này, Donald Trump đã ra tay. 


Trong mắt Trump, hầu hết các nước đều lợi dụng Mỹ, chính phủ Mỹ cần phải có biện pháp mạnh để thay đổi vấn đề thương mại quốc tế “tồi tệ” này. Nhưng phương pháp của Trump cũng rất đơn giản, đó là giương cao “cây gậy thuế quan” trong tay. Cả các đồng minh của Mỹ như châu Âu, Nhật Bản, Canada cũng đều trở thành đối tượng bị tấn công. 




Mặc dù đã mở hàng chục mặt trận, Trump vẫn cảm thấy chưa đủ, để thực hiện cam kết từ trong cuộc vận động tranh cử, ông ta lại hướng nòng súng về Đông Nam Á. Gần đây, trong khi trả lời phỏng vấn của truyền thông Mỹ, Trump nói Việt Nam là kẻ lạm dụng Mỹ nhiều nhất. 

Khi được hỏi Mỹ liệu có tăng thuế với Việt Nam, Trump không trả lời trực tiếp nhưng nói rằng Washington đang thảo luận với Việt Nam. Là một trong những đối tác thương mại chính của Mỹ ở châu Á, theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, năm 2018, thương mại song phương Việt - Mỹ đạt 58,9 tỷ USD. 

Điều đáng chú ý là hồi tháng 2 năm nay, Trump còn tán dương Việt Nam trong nỗ lực giảm mất cân bằng thương mại và đã cùng Việt Nam ký các hợp đồng thương mại trị giá hơn 20 tỷ USD. Việc mới qua chưa đến nửa năm, Mỹ lại đột nhiên trở mặt, hành vi này đích thực có chỗ đáng suy ngẫm. 




Nhưng trước khi Trump nói ra lời đe dọa một ngày, 28 nước châu Âu đã đâm cho Mỹ một dao vào sau lưng. Hội đồng Bộ trưởng châu Âu ngày 25/6 công bố rằng châu Âu sẽ cùng Việt Nam ký hai văn kiện, lần lượt là hiệp định tự do thương mại và hiệp định bảo hộ đầu tư. Trong khuôn khổ các hiệp định, không những hai bên giải trừ 99% thuế quan mà đến 2035, ước tính xuất nhập khẩu của liên minh châu Âu đối với Việt Nam sẽ tăng lần lượt là 29% và 18%. 


Trên thực tế, Việt Nam luôn luôn được rất nhiều nước xem là “công xưởng thế giới” tiếp theo. Đối với mảnh đất cực kỳ có tiềm lực này, các nước đều gia tăng đầu tư, Mỹ và châu Âu cũng giống như đang tiến hành một cuộc thi kéo co, chỉ có điều thủ đoạn hai bên khác nhau mà thôi, cuối cùng ai sẽ thắng là điều vẫn còn chưa biết được. 

Tuy vậy nói đi phải nói lại, quan hệ Mỹ với châu Âu giai đoạn này rất ồn ào không vui vẻ. Trump đã nhiều lần giơ cây gậy thuế quan với châu Âu mà liên minh châu Âu cũng không cam chịu lép vế đưa ra các phản kích. Sự rạn nứt của hai bên đã càng ngày càng lớn, đến mức trong rất nhiều sự vụ, hai bên đã biểu hiện ra những thái độ bất đồng rõ rệt. Điều này âu cũng là kết cục do chính sách “nước Mỹ trước hết” của Trump mang lại. 

Nguồn: http://k.sina.com.cn/article_7007172951_1a1a8f95700100g2dl.html?cre=tianyi&mod=pcpager_fin&loc=4&r=9&rfunc=100&tj=none&tr=9

Tham khảo thêm: 



Post a Comment

Tin liên quan

    -->