Báo Tàu: Việt Nam bị Mỹ hại khổ rồi

Liên quan đến việc Mỹ đe dọa nhắm mục tiêu chiến tranh thương mại vào Việt Nam, gần đây một học giả Trung Quốc có bài phân tích được đặt tiêu đề là “Việt Nam: Ai nói tôi đắc lợi? Tôi bị Mỹ hại khổ rồi”.

Trước khi đi dự hội nghị thượng đỉnh G20, Trump đã đe dọa đưa Việt Nam vào tầm ngắm khi nói "Việt Nam lạm dụng Mỹ tồi tệ hơn cả Trung Quốc". 

Bài báo viết: Hiện nay, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ chống lại toàn cầu hóa đang tiếp tục lan rộng. Đặc biệt là sau khi Donald Trump lên nắm quyền đã thúc đẩy cái gọi là chính sách “nước Mỹ trước hết” để gây xung đột thương mại khắp nơi, tạo ra nhiều mâu thuẫn, làm trầm trọng thêm các tranh chấp thương mại và đầu tư. 




Nước Mỹ không những khởi động chiến tranh thương mại với Trung Quốc mà còn phát động chiến tranh thương mại với nhiều nước khác. Từ đó tính chất rủi ro và bất ổn đối với nền kinh tế thế giới càng tăng lên. Khu vực Đông Nam Á gần như “vùng đất yên tĩnh” không có tranh chấp với Mỹ cũng không phải ngoại lệ và đã bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 

Tuy nhiên, khi chiến tranh thương mại mới bắt đầu, một số nước Đông Nam Á có phán đoán sai lầm về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, cho rằng nó không quá tệ mà có khi có lợi cho họ. 

Truyền thông Thái Lan, Việt Nam, Malaysia có những tin bài thậm chí lạc quan cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ mang lại cơ hội cho xuất khẩu và thu hút đầu tư của họ. Sở dĩ có nhận thức này là vì có liên quan đến thực tế mấy năm gần đây chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng lên, một bộ phận công ty nước ngoài đã chuyển nhà xưởng khỏi Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á. 




Một số công ty đa quốc gia và công ty của Trung Quốc chuyển nhà xưởng đến các nước Đông Nam Á quả thật có khiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia tăng lên và thúc đẩy phát triển sản xuất. Từ góc nhìn của Trung Quốc, sự phát triển của các nước xung quanh là một điều Trung Quốc mong mỏi. Trung Quốc đề xuất sáng kiến “Vành đai và Con đường”, mục đích chính là động viên càng nhiều nguồn lực, khiến càng nhiều quốc gia và khu vực hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng bước đi trên một con đường hỗ trợ lẫn nhau và cùng thắng. 

Cùng với quá trình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, ảnh hưởng mà nó mang lại cũng bắt đầu rõ rệt. Căn cứ vào tư liệu do Phòng Chiến lược và Chính sách Thương mại của Bộ Thương mại Thái Lan công bố, tháng 6 năm nay tổng kim ngạch xuất khẩu Thái Lan ước đạt 214 tỷ USD, giảm 2,15%. Nguyên nhân chủ yếu là vì tranh chấp thương mại Mỹ - Trung tiếp tục khiến xuất khẩu của Thái Lan ảnh hưởng. Mặt hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là sản phẩm điện tử - một sản phẩm đứng đầu trong 10 sản phẩm lớn của xuất khẩu Thái Lan. Gần như mỗi mặt hàng điện tử (bao gồm linh kiện máy tính) đều giảm 15,5%, riêng các bảng mạch tích hợp thậm chí giảm tới 20,6 %. 

Một chuyên gia kinh tế ở Đại học Rangsit Thái Lan cho rằng chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng đến thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu của Thái Lan. 

Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn tiết lộ: Tình hình kinh tế năm nay kém hơn mong đợi, dự kiến chỉ tăng trưởng 2,9 đến 3,3% trong khi mục tiêu tăng trưởng 3,7%. Dự báo đến năm 2020, tranh chấp thương mại Mỹ Trung sẽ ảnh hưởng tới 0,6%GDP Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đang nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với Thái Lan. 




Riêng Việt Nam vốn ban đầu có ảo tưởng về chiến tranh thương mại nhưng sau khi Donald Trump nói rằng “Việt Nam lạm dụng Mỹ”, họ đã nghiên cứu ứng phó với khả năng nước Mỹ áp đặt thêm thuế. Gần đây, tác giả tham gia một hội thảo có học giả Việt Nam tham dự, khi nói đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chuyên gia kinh tế Việt Nam nói Việt Nam chịu ảnh hưởng cũng không kém Trung Quốc. Do Việt Nam là một nước nhỏ, nước Mỹ áp đặt mức thuế cao với thép nhập khẩu từ Việt Nam khiến xuất khẩu thép của Việt Nam chịu ảnh hưởng. Ngoài ra xuất khẩu gạo và các nông sản Việt Nam cũng bị giảm khiến Việt Nam chịu áp lực lớn. 

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung còn đang tiếp tục leo thang đe dọa gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu. 

Thực ra, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á, các nước Đông Nam Á có quan hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc. Xuất khẩu của Trung Quốc giảm tất nhiên sẽ làm tăng áp lực cho Đông Nam Á. 

Lấy sản phẩm điện tử làm ví dụ, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Việt Nam đều là những nước cung ứng linh kiện cho Trung Quốc. Những linh kiện này được lắp ráp thành phẩm ở Trung Quốc và chủ yếu tiêu thụ ở Mỹ và châu Âu. Nếu Mỹ giảm nhập khẩu từ Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ giảm nhập khẩu linh kiện từ Đông Nam Á. Như vậy tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của các nước Đông Nam Á. 




Một chuyên gia phân tích Malaysia chỉ ra rằng: Cộng đồng quốc tế nhìn vào chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ thấy Trung Quốc chịu thiệt hại nhưng các nước thật sự bị thua thiệt là những nước bị phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Ông cho rằng các nước đó, bao gồm cả Malaysia, thật ra đều là nạn nhân của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 

Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ Trung ít nhất phải mất vài năm mới thể hiện hết. Chính vì nhận thức được nguy hại của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương cũng như ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với Trung Quốc và Đông Nam Á, ngay trong hội nghị ngoại trưởng ASEAN- Trung Quốc vừa rồi, Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí cho rằng: Kiên trì chủ nghĩa đa phương là phù hợp với lợi ích chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, hai bên sẽ tiếp tục ủng hộ các sáng kiến hợp tác khu vực cởi mở và cùng có lợi đồng thời cùng phản đối các loại chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương. Đây chính là một phản ứng có lực của Trung Quốc và ASEAN trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 

Tác giả: Chu Chấn Minh - thành viên Viện Nghiên cứu Nam Á, Đông Nam Á tại Côn Minh. 

Dịch từ Toutiao: https://www.toutiao.com/a6721685353838690830/

Bình luận: Trong buổi đầu chiến tranh thương mại mới diễn ra, quả thật trên truyền thông, bao gồm cả truyền thông quốc tế lẫn truyền thông khu vực và trong nước có nói đến những tác động tích cực của chiến tranh thương mại đối với Việt Nam và Đông Nam Á. Và trong phạm vi nào đó thì những mặt tích cực đó cũng là thực tế đã và đang diễn ra chứ không phải là không có. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam ngay từ đầu đã giữ thái độ rất bình tĩnh và cảnh giác để tranh thủ những mặt lợi ích và hạn chế bớt các tác động tiêu cực. Gần đây tuy Trump có đe dọa nhưng truyền thông thế giới cũng tin rằng Việt Nam sẽ chứng tỏ sự hiệu quả trong nghệ thuật đàm phán với Trump để giải quyết vấn đề.

Post a Comment

Tin liên quan

    -->