Đối đầu với VN, TQ đưa tàu vào sát giàn khoan Ấn Độ

Gần đây, một tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc được tàu hải cảnh hộ tống và yểm hộ từ trên không đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và nhóm tàu này đóng ở gần 1 mỏ khai thác khí thiên nhiên mà tập đoàn nhà nước ONGC Videsh là đối tác.
Tàu hải cảnh 3901 của Trung Quốc là tàu lớn nhất đang hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. 

Đây là động thái mới nhất trong những thủ đoạn như vậy mà Bắc Kinh đã và đang thực hiện nhằm khẳng định yêu sách của mình trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không phải nhắm riêng vào Ấn Độ. Trước đó Trung Quốc cũng cảnh báo tập đoàn khổng lồ Rosneft của Nga về việc khoan các giếng sản xuất mới ở một mỏ được định danh là Lô 6.1, trong bồn trũng Nam Côn Sơn. 




Các nguồn tin cho biết tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất số 8 đã bắt đầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ 4/7 và ở đó đến ngày 7/8. Nó rời khỏi vùng biển Việt Nam sau 1 những la ó ngoại giao quốc tế, trong đó bao gồm tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ rằng Ấn Độ có lợi ích “chính đáng và hợp pháp” trong khu vực này. 

Tuy nhiên, nguồn tin ngoại giao Việt Nam ở New Dehli cho biết con tàu này sau đó đã trở lại VN vào ngày 13/8 và được máy bay ném bom H-6K và các máy bay chiến đấu yểm hộ. Các báo cáo cho biết 2 tàu hải cảnh Trung Quốc ở hoạt động gần mỏ dầu khí mà ONGC có cổ phần và nằm hoàn toàn trong 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của VN. Các tàu này sử dụng loa công suất lớn để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực này. 

Mỏ dầu ở đây do công ty lọc dầu Rosneft của Nga vận hành, ONGC Videsh có 45% cổ phần , Rosneft chiếm 35% cổ phần còn PetroVietnam chiếm 20% cổ phần. 

Tháng 5/1988, ONGC Videsh đã mua toàn bộ lô dầu khí này và phát hiện khí thiên nhiên trong năm sau. Tuy nhiên họ đã bán lại 35% cổ phần cho công ty dầu khí lớn của Anh là BP khi cuộc khủng hoảng tiền tệ diễn ra những năm 90. 


Theo thỏa thuận với chính phủ VN, ONGC cũng đã nhượng lại 20% cổ phần dự án cho PetroVietnam sau khi việc sản xuất khí thiên nhiên bắt đầu. Rosneft sau đó đã mua lại cổ phần của BP và điều hành việc kinh doanh. 

ONGC cũng có giấy phép thăm dò ở Lô 128, điều này cũng đã thu hút những phản đối từ Trung Quốc trong quá khứ. Sau nhiều năm khảo sát, ONGC Videsh đã yêu cầu rút khỏi lô này vì thiếu triển vọng. Kết luận thiếu triển vọng này cũng đã được một viện nghiên cứu Việt Nam ủng hộ. 

Nguồn: https://timesofindia.indiatimes.com/india/in-tussle-with-vietnam-china-parks-vessels-near-ongc-videsh-site/articleshow/70779066.cms

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn