Gần đây, theo truyền thông đưa tin, Việt Nam đã hoàn toàn bộc lộ ý đồ của mình. Khi một tàu hải quân của Việt Nam đã đi qua đường xích đạo, binh sỹ Việt Nam đã thực hiện nghi thức đi qua xích đạo ở trên tàu.
Điều đáng nói là nghi thức này là nghi thức mà những quốc gia có chí hướng muốn xây dựng hải quân viễn dương mới cử hành. Việc Việt Nam muốn phát triển hải quân viễn dương rõ ràng là để đối phó nước lớn Đông Á. Cuối cùng Việt Nam không còn che giấu ý đồ của bản thân nữa. Đối với việc này, các fan quân sự giận dữ nói: “Muốn ăn đòn, dã tâm lang sói của Việt Nam đã bộc lộ, so với Nhật Bản còn nguy hiểm hơn”.
Điều này là đương nhiên rồi, xin lấy ví dụ quá trình phát triển của Hải quân Việt Nam. Hải quân Việt Nam hiện nay thật sự là đang ở lúc mạnh nhất trong lịch sử xưa nay. Trong lực lượng này, các tàu hộ vệ lớp Gepard và tàu ngầm lớp Kilo mua từ Nga là những đại biểu cho sức chiến đấu mới của Hải quân Việt Nam đương đại. Về tính năng, các tàu này đều có những ưu điểm. Khi những tàu này bắt đầu phục vụ, cộng với những thay đổi của hoàn cảnh trong nước đã khiến Việt Nam bắt đầu trở nên cứng rắn trong nhiều vấn đề trên biển.
Nói thực tế, sau khi Việt Nam tự tin bành trướng và từng bước cứng rắn thì chắc chắn sẽ tìm đến thủ đoạn dùng vũ lực đối ngoại để khuếch trương, giống như sau khi Việt Nam ra khỏi chiến tranh chống Mỹ đã nhanh chóng bước vào chiến tranh với Campuchia.
Khi đó vì Việt Nam vừa mới đánh thắng quân Mỹ xâm lược, cộng với trước đó trải qua cuộc chiến đánh đuổi thực dân Pháp thành công, liên tiếp đánh bại hai trong ngũ cường (tức 5 nước trong Hội đồng Bảo an thường trực là: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc), có thể nói là vô cùng tâm cao khí ngạo.
Các tình tiết cuộc chiến tranh này chúng ta không bàn nhưng có thể khẳng định là Việt Nam có ý bá quyền cục bộ, dã tâm xưng bá bán đảo Đông Dương làm kinh hoàng các nước lân bang.
Trong bối cảnh ảo tưởng vào thực lực của bản thân, một nhóm người rất dễ làm ra những hành vi không lý trí. Hơn nữa loại ảo giác này trong lúc thực lực gia tăng nhanh chóng rất có sức mê hoặc khiến người ta không phân biệt được đâu là hiện thực đâu là ảo tưởng.
![]() |
Chiến sĩ tàu buồm Lê Quý Đôn thực hiện nghi thức đi qua Xích Đạo trên boong tàu. |
Điều tai hại là Hải quân Việt Nam hiện nay đang ở vào tình cảnh như vậy. Mua từ Nga mấy tàu ngầm Kilo và tàu hộ vệ Gepard, tuy là xét về tính năng thì có thể ở hàng đầu trong các sản phẩm cùng loại trên thế giới nhưng nói đến cùng thì chỉ dựa vào điểm này mà bắt đầu muốn vươn tay ra viễn dương thì khó tránh có chỗ không tự lượng sức.
Загрузка...
Đối với Hải quân Việt Nam mà nói, điều thiết thực có thể thực hiện hơn vẫn là lấy bảo đảm an ninh và ổn định biển gần làm mục tiêu chủ yếu. Xét đến cùng, thực tại hiện nay cũng rất khó tưởng tượng ra được rút cục Việt Nam có nhu cầu gì để “quyết chiến với địch nhân ở ngoài đại dương”.
Trong tình huống không có nhu cầu thực tế về điều này mà lại ở vào tâm thái tự tâng bốc bản thân để tuyên dương về chiến lược viễn dương thì ít nhiều có chỗ không thiết thực.
Nguồn: http://www.sohu.com/a/335436291_498343
Bình luận: Là một quốc gia có bờ biển dài hơn 3000 km, đặc điểm lãnh thổ dài và hẹp, điều tự nhiên là Việt Nam phải nhìn ra biển khi các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế ở trên đất liền đã bắt đầu cạn kiệt. Mà cũng không riêng gì Việt Nam, cả thế giới đang ở trong quá trình khám phá mạnh vào đại dương.
Ở đâu có lợi ích, ở đó có nguy cơ chiến tranh. Do vậy muốn phát triển kinh tế biển bền vững thì yêu cầu phải xây dựng lực lượng các lực lượng trên biển phát triển đi trước một bước. Lực lượng trên biển của Việt Nam hiện nay có 4 lực lượng chính là: Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Biên phòng. Trong 4 lực lượng này thì 3 lực lượng sau được xây dựng với tính chất phòng thủ, thực thi pháp luật trong nội địa, riêng hải quân những năm gần đây đã tích cực tham gia các sự kiện quốc tế, tăng cường các chuyến đi biển dài ngày, đến những vùng rất xa, chẳng hạn việc tàu hộ vệ Việt Nam sang Nga dự lễ kỷ niệm thành lập hải quân của nước bạn gần đây.
![]() |
Tàu Quang Trung trong lễ duyệt binh hải quân ở Nga đầu tháng 8 vừa qua. |
Chúng ta có một lịch sử đấu tranh giữ nước đáng tự hào với nhiều chiến công rực rỡ. Trong đó, từ rất sớm lực lượng quân thủy đã khẳng định vai trò quan trọng. Chẳng hạn như Triệu Quang Phục đóng thủy quân ở đầm Dạ Trạch chống trọi quân thù, các chiến công nổi tiếng như Bạch Đằng của Ngô Quyền, và đặc biệt là hàng loạt chiến công gắn với quân thủy thời Trần như ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử trên sông Hồng, cửa sông Bạch Đằng và trận tiêu diệt đoàn thuyền lương quân Nguyên ở Vân Đồn.
Tuy nhiên các chiến công của thủy quân Việt Nam thời cổ mới chỉ diễn ra trên sông, trên cửa sông hoặc những đường biển gần bờ. Điều đó nói lên rằng chúng ta chưa có kinh nghiệm và truyền thống trong tác chiến biển xa. Cái gì chưa có thì phải học tập và tự xây dựng. Do vậy, những chuyến đi biển dài ngày này không chỉ là hoạt động giao lưu đối ngoại mà còn giúp tích lũy kinh nghiệm với biển xa và đại dương cho Hải quân Việt Nam.
Dĩ nhiên không ai ở buổi ban đầu đã có ngay những phương tiện tốt nhất cho nên Trung Quốc cứ việc mỉa mai chuyện tàu nhỏ mơ ước viễn dương. Với Việt Nam thì hiện nay đang là lúc nhiều ngành, nhiều giới nghĩ đến chuyện bơi ra biển lớn. Giấc mơ rõ ràng kỳ vĩ và sẽ có chông gai nhưng không có mơ ước lớn, chúng ta mãi mãi chịu kiếp “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”.