Sự nghiêm trọng trong hiệp 2 cuộc đối đầu Việt - Trung ở Tư Chính

Hải Dương Địa Chất 8, tàu khảo sát thuộc một tập đoàn nhà nước Trung Quốc, đã bắt đầu khảo sát một vùng đáy biển rộng lớn từ ngày 3/7 ở đông bắc bãi Tư Chính - nơi nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Con tàu này được hộ tống bởi các tàu khác gồm cả tàu hải cảnh và tàu dân quân biển. Đồng thời, các tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đang quấy rối hoạt động khoan dầu của Việt Nam ở phía Nam.
Tàu hải cảnh của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam năm 2014. 

Trung Quốc xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là hiện tượng không có gì mới. Sự cố nghiêm trọng nhất gần đây đã xảy ra năm 2014 khi Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên tình hình hiện tại gần bãi Tư Chính lại đại diện cho một thách thức nghiêm trọng hơn ở nhiều cấp độ. 




Trước hết, hoạt động khảo sát của tàu Hải Dương Địa Chất số 8 đặt ra một thách thức pháp lý: Nó chứng tỏ rằng Trung Quốc khăng khăng theo đuổi kiểm soát và quản lý nhà nước trong “đường 9 đoạn”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện một cuộc khảo sát như vậy kể từ khi đường 9 đoạn bị tòa trọng tài tuyên bố là bất hợp pháp năm 2016. 

Bắc Kinh đang mở ra tranh cãi về tính hợp pháp của quyền đối với thềm lục địa được Công ước LHQ về Luật Biển quy định. Khu vực này là nơi Việt Nam đã khai thác tài nguyên hàng thập kỷ nhưng bây giờ Bắc Kinh đang cố gắng tạo ra tranh chấp trên những vùng hoàn toàn không có tranh chấp trong quá khứ. 

Hành động của Trung Quốc cũng đặt ra một thách thức ngoại giao: Bắc Kinh đang thử thách không chỉ Việt Nam mà còn cả Mỹ và cộng đồng quốc tế. Liệu phản ứng quốc tế có im lặng như đã xảy ra sau phán quyết 2016 của tòa trọng tài hay không? 

Trung Quốc đang công khai lăng mạ những theo đuổi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình thông qua cuộc đàm phán bộ quy tắc ứng xử với ASEAN. Cuộc đàm phán đã có kết quả là một bản dự thảo nhưng hành động của Trung Quốc lần này báo trước rằng bộ quy tắc đó sẽ chỉ nằm trên giấy. Hành động của Trung Quốc đã phủ bóng đen vào hy vọng rằng bộ quy tắc ứng xử sẽ có tác dụng thực tế đối với quản lý tranh chấp hoặc hành vi của Trung Quốc. 




Cuối cùng, hành động của Bắc Kinh đại diện cho một thách thức kinh tế thực tế. Hành động cưỡng ép mà Trung Quốc đang nhắm vào các hoạt động khai thác tài nguyên của những đối thủ tranh chấp là phương tiện để ép họ phải chấp nhận khai thác chung với Bắc Kinh dù là ở trong cả các cùng tranh chấp. 

Bắc Kinh đã tăng cường quy mô áp lực ở Biển Đông lên không chỉ Việt Nam mà còn cả Malaysia và Philippines. Thật vô lý để hy vọng rằng chiến thuật Việt Nam đã vận dụng năm 2014 sẽ có tác dụng tương tự trong ngày nay, đặc biệt với thực tế là Bắc Kinh bây giờ đang theo đuổi các hành động với sự chấp nhận trả giá về mặt uy tín. 

Bất kỳ nỗ lực nào trong cái gọi là “ngoại giao la làng” lúc này sẽ phải được tính toán kỹ hơn và bao gồm cả Mỹ - người đã nêu rõ quan điểm, cũng như những người hỗ trợ khác đối với trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc. Nhưng dù là thế, một mình ngoại giao cũng chắc chắn không dẫn tới một giải pháp bền vững cho căng thẳng. 

Do vậy Việt Nam đã tránh xa việc theo đuổi quan hệ quân sự với các cường quốc khác hoặc biện pháp pháp lý chống lại Trung Quốc vì những việc đó chỉ phản tác dụng. Hà Nội cũng muốn kiểm soát cảm xúc chống Trung Quốc ở Việt Nam và ngăn chặn các cuộc biểu tình hoặc bạo động tiềm năng. 


Загрузка...


Năm 2014, Việt Nam đã chứng kiến một loạt cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc dẫn tới các hành động phá hoại quanh các nhà máy thuộc sở hữu của người Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và thậm chí cả của người Việt đầu tư. Sự cố này phá hoại thanh danh môi trường đầu tư an toàn của Việt Nam, và chính phủ có thể lo lắng về các phản ứng tương tự đối với căng thẳng hiện tại. 

Không giống năm 2014, Bắc Kinh hiện nay đang đồng thời áp lực lên không chỉ một đối thủ tranh chấp Đông Nam Á. Những sự cố này là thử thách thực tế cho sự sẵn sàng của cả ASEAN và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi kinh tế theo trật tự dựa trên quy tắc. 

Trừ khi các nước trong khu vực sẵn sàng nhìn xa hơn lợi ích quốc gia cá nhân của họ và lên tiếng ủng hộ các đối thủ tranh chấp khác, nếu không sự vi phạm trật tự hàng hải dựa trên quy tắc sẽ trở thành chuyện thường và sẽ không còn sinh ra các phản ứng mạnh mẽ nữa. 

Tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm các quyền đã được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quy định, phải được tất cả mọi người ủng hộ và bảo vệ dù là những nước không có tranh chấp. Cho đế nay, mới chỉ có Mỹ đã có lập trường công khai và dứt khoát về hành vi của Trung Quốc gần bãi Tư Chính. 




Khối ASEAN, dù cho hội nghị bộ trưởng quốc phòng và hội nghị ngoại trưởng đã diễn ra trong giai đoạn này, vẫn tránh nêu tên vấn đề này trong tuyên bố chung nhưng đã được báo cáo là có tranh luận về nó trong các phiên họp. 

Trong đối thoại chiến lược gần đây giữa Mỹ, Nhật và Australia bên lề hội nghị ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các ngoại trưởng của Australia và Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại chung về “các báo cáo đáng tin cậy về những hành vi phá hoại liên quan đến các dự án dầu khí lâu đời ở Biển Đông”. 

Tham vấn ngoại giao quốc phòng Mỹ - Australia (AUSMIN) ở Sydney cuối tuần trước đã diễn ra với một tuyên bố ủng hộ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, giá trị của phán quyết 2016 của tòa trọng tài và tầm quan trọng của tự do hàng hải. Mặc dù bày tỏ “phản đối mạnh mẽ những hành vi cưỡng ép đơn phương bởi bất kỳ bên tranh chấp nào mà có thể làm biến đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng”, nhưng tuyên bố lại tránh nêu tên các nước hoặc sự kiện cụ thể gây ra căng thẳng. 




Bài học về phản ứng im lặng của quốc tế với phán quyết 2016 của tòa trọng tài là rất rõ rệt đối với một phản ứng yếu đuối khác. Căng thẳng hiện nay phục vụ như một bằng chứng rằng sự cưỡng ép của Trung Quốc sẽ tiếp tục và tiến trình quy tắc ứng xử không tạo ra khác biệt nào trong kế hoạch thống trị Biển Đông của Trung Quốc. 

Nó có thể là một khủng hoảng cho riêng Việt Nam nhưng nó cũng có thể là một cơ hội cho cộng đồng quốc tế phản ứng thích đáng với những vi phạm Công ước Luật Biển và sự xâm phạm vào thềm lục địa của một quốc gia ven biển. Điều đó bao gồm Australia - một trong những người bảo vệ chính cho trật tự quốc tế dựa trên quy tắc và là đối tác chiến lược của Việt Nam. 

Nguồn: https://nationalinterest.org/blog/buzz/south-china-sea-showdown-china-vs-vietnam-round-2-74966

Post a Comment

Tin liên quan

    -->