Những nguy cơ mất mát cho TQ nếu can thiệp vào Hong Kong

Các cố vấn chính phủ Trung Quốc cho rằng tình trạng bất ổn ở Hong Kong vẫn chưa chắc chắn sẽ đưa đến can thiệp trực tiếp của Bắc Kinh dù cho ở đại lục cảm xúc công chúng đang cứng rắn lên và có những kêu gọi hành động mạnh mẽ.
Xe tải chở Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc được nhìn thấy xếp hàng dài ở Thâm Quyến - nơi giáp Hong Kong. 

Shi Yinhong – chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân và là cố vấn của Hội đồng Nhà nước – tức nội các Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc sẽ có rủi ro tàn phá quan hệ với Mỹ và các cường quốc nước ngoài khác, làm rối tung sự phát triển của bản thân và đánh mất trạng thái đặc biệt của Hong Kong nếu họ trực tiếp nắm lấy để giải quyết vấn đề. 

“Tôi không nghĩ chúng tôi cần sử dụng binh sỹ. Cảnh sát Hong Kong sẽ dần dần tăng các hành động của họ và họ vẫn chưa hết các phương tiện của mình” – Shi nói và bày tỏ rằng quan điểm này đợc các cố vấn và học giả khác ở đại lục chia sẻ. 

Tuy nhiên ông cảnh báo rằng nếu bạo lực và hỗn loạn tiếp tục thì “hành động đó sẽ không quá xa”. 



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói Mỹ “lo ngại sâu sắc” trước các tin tức về sự di chuyển của lực lượng bán quân sự dọc theo ranh giới Hong Kong – Trung Quốc và nhắc lại kêu gọi của Mỹ mong các bên kiềm chế bạo lực. 

Người phát ngôn ngoại giao Mỹ nói chính quyền Hong Kong cần tôn trọng “tự do ngôn luận và tập hợp hòa bình” và Bắc Kinh thì cần triệt để tôn trọng cam kết của mình về việc cho phép Hong Kong có quyền tự trị cao. 

Nữ phát ngôn của Mỹ nói những cuộc biểu tình phản ánh “những lo ngại rộng lớn và hợp pháp và sự xói mòn quyền tự trị của Hong Kong. Bà nói: “Sự xói mòn quyền tự trị đang diễn ra ở Hong Kong đặt ra nguy cơ cho trạng thái đặc biệt đã được thiết lập từ lâu trong các vấn đề quốc tế”. 

Việc này diễn ra sau khi dòng người biểu tình chống chính phủ khổng lồ tràn vào sân bay quốc tế Hong Kong khiến giao thông đường hàng không phải tạm dừng và gây ra phản ứng dữ dội ở đại lục – nơi mà công chúng cảm thấy họ bị những người biểu tình bạo lực nhắm mục tiêu sai lầm. Nhiều người đã yêu cầu chính phủ trung ương hành động để chấm dứt mớ hỗn độn này. 

Tình hình căng thẳng hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trích dẫn nguồn tin tình báo để viết lên Twitter rằng chính phủ Trung Quốc đang chuyển binh sỹ đến ranh giới với Hong Kong. Trump đã mô tả tình huống này trong thành phố là “rắc rối” và kêu gọi mọi bên giữ “bình tĩnh và an toàn”. 



Các cảnh quay xe tải của lực lượng Cảnh sát Vũ trang trải dài vào Thâm Quyến đã bắt đầu được lưu hành trên mạng vào ngày thứ 7 tuần trước. 

Tuy nhiên Shi Yinhong và những người khác nói can thiệp trực tiếp sẽ là quá đắt cho Trung Quốc và sẽ chỉ được dùng khi không còn biện pháp nào. 

Shi nói: “khi chiến tranh thương mại với Mỹ tiếp diễn, Hong Kong trở nên quan trọng hơn cho hệ thống tài chính của chúng tôi. Nếu Bắc Kinh can thiệp quá quyết đoán, Mỹ có thể hủy bỏ trạng thái ưu tiên cho Hong Kong”. 

Ảnh vệ tinh cho thấy nhiều xe vận tải chở quân của Cảnh sát Vũ trang TQ đỗ trong nhà thi đấu thể thao Vịnh Thâm Quyến. 

Điều Shi đang nói đến là Đạo luật Chính sách Hong Kong của Mỹ năm 1992 trong đó cho thành phố này một trạng thái đặc biệt. Hồi tháng 6, các nghị sĩ Mỹ đã giới thiệu một dự luật đòi hỏi chính phủ Mỹ xem xét trạng thái tự trị của Hong Kong hàng năm để quyết định có nên kéo dài việc ưu tiên không. 

Việc mất trạng thái đặc biệt có thể ảnh hưởng tiêu cực các hoạt động của nhiều doanh nghiệp có trụ sở ở Hong Kong, theo Shen Dingli – chuyên gia các vấn đề quốc tế ở Thượng Hải. 



Wang Yong, một chuyên gia khác về kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Peking cũng đồng ý rằng: “Sẽ có nhiều phản đối từ các nhóm lợi ích ở Mỹ. Hong Kong là đầu cầu cho nhiều tập đoàn đa quốc gia và nhà đầu tư từ Phố Wall tiến vào thị trường Trung Quốc”. 

Wang cũng là một giảng viên tại một học viện liên kết với Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ông phân tích: “Hong Kong và chính phủ Trung Quốc sẽ cần xử lý việc này vô cùng cẩn thận để không cung cấp bất kỳ cái cớ nào cho phe diều hâu ở Hoa Kỳ. Nếu Hong Kong không giải quyết thỏa đáng, nó có thể mang thêm căng thẳng vào quan hệ song phương Mỹ - Trung và làm sụp đổ bất cứ viễn cảnh thỏa thuận thương mại nào”. 

Pang Zhongying – một chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Hải Dương Trung Quốc ở Thanh Đảo và cũng là một thành viên của Viện Nghiên cứu Pangoal ở Bắc Kinh (một tổ chức cố vấn cho nhiều quan chức cấp bộ) nói việc can thiệp trực tiếp cũng sẽ phá hoại quan hệ của Trung Quốc với các nước khác. 



Pang nói: “Cả thế giới đang theo dõi. Bắc Kinh đã thực hiện kiềm chế trong 2 tháng và vẫn chưa làm bất kỳ hành động nào rõ ràng bởi vì đây không phải lựa chọn dễ dàng”. 

Mặc dù một số nhà quan sát nói Bắc Kinh đang ở dưới áp lực chính trị buộc phải chấm dứt biểu tình ở Hong Kong trước ngày 1/10 – dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng Shi nói chính phủ trung ương sẽ không dễ dàng mất kiên nhẫn. 

Ông nói: “Ngày Quốc khánh là một thời điểm quan trọng nhưng chính phủ Trung Quốc không ngây thơ tin rằng sẽ phải có bình yên dưới mọi gầm trời vào lúc đó. Từ nay đến đó chỉ còn hơn một tháng, chúng tôi gần như có thể nói chắc chắn rằng chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục đến lúc đó và một thay đổi đáng kể ở Hong Kong chưa chắc có thể xảy ra. Tuy nhiên lễ kỷ niệm vẫn phải diễn ra”. 

Nguồn: https://www.scmp.com/news/china/politics/article/3022788/risks-still-too-big-china-send-troops-quell-hong-kong-unrest

Post a Comment

Tin liên quan

    -->