Phải chăng Việt Nam tế nhị tiết lộ tên lửa bờ biển nội địa?

Sau mấy năm im hơi lặng tiếng, gần đây dường như quân đội Việt Nam đã vừa gián tiếp tiết lộ dấu vết của chương trình tên lửa KCT-15 qua một phóng sự của truyền hình quốc phòng.


Trong phóng sự Hiệu quả của những công trình trẻ trên truyền hình Quốc phòng Việt Nam ngày 12/8, ở thời điểm 6 phút 30 có cảnh quay một chiến sĩ trẻ đang ngồi trước máy tính. Trên màn hình máy tính là hình ảnh đồ họa về một xe phóng tên lửa. 




Xe chở một cụm bệ phóng tên lửa gồm 4 ống phóng có hình dáng bề ngoài rất giống với những cụm bệ phóng tên lửa Kh-35 trên tàu tên lửa tấn công nhanh Molnya. Chi tiết nhỏ nằm giữa phóng sự dài 9 phút này dẫn tới suy đoán rằng Việt Nam đang tự nghiên cứu chế tạo một hệ thống tên lửa chống hạm di động đặt trên xe tải. 

Khả năng này không phải là không có cơ sở vì mấy năm qua đã có những tin tức cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang rất chú trọng cho hướng nghiên cứu phát triển tên lửa. 

Đầu tiên là hồi tháng 9/2015, trong một triển lãm quân đội, lần đầu tiên tên lửa KCT-15 cùng bệ phóng gồm 2 ống phóng do Viện Khoa học và Công nghệ quân sự Việt Nam chế tạo đã được trưng bày giới thiệu. 

Tên lửa KCT-15 và bệ phóng. 

Hơn nửa năm sau, ngày 9/6/2016, trang mạng defence-blog đăng bài viết có tiêu đề “Việt Nam kế hoạch bắt đầu cùng sản xuất tên lửa chống hạm”. Bài viết này trích dẫn nguồn tin từ báo cáo của Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) nói rằng họ đã chuyển giao cho Việt Nam ít nhất 3 thiết kế các phiên bản tên lửa khác nhau theo yêu cầu của Việt Nam. 

Defence-blog cũng nhận xét rằng: “Có thể dễ dàng thấy tên lửa chống hạm KCT-15 và bệ phóng xuất hiện trong triển lãm rất giống với tên lửa chống hạm 3M24-E (Kh-35E) Uran-E do Nga sản xuất”. 




Trang mạng này cũng nói rằng Việt Nam có thể sản xuất đến 3000 quả tên lửa KCT-15 và cũng có quyền xuất khẩu nó đến nước thứ ba. Tuy nhiên kể từ đó đến nay không có thêm thông tin nào về chương trình KCT-15 nữa. 

Đến nay bỗng lại thấy hình ảnh các bệ phóng mang đặc trưng bệ phóng tên lửa Kh-35 được đặt lên một xe tải. Điều này gợi ý rằng chương trình tên lửa KCT-15 vẫn đang tiếp tục phát triển. 

Cận cảnh mô hình. 

Chúng ta đều biết rằng quân đội nhân dân rất coi trọng bảo mật thông tin, đặc biệt là các thông tin đưa lên phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình. Tuy hình ảnh trong phóng sự chỉ là phớt qua nhưng nếu không được đồng ý từ trước thì trên màn hình của người chiến sĩ trẻ sẽ có thể là bất kỳ cái gì nhưng không phải là hình ảnh mà ta đã thấy. Một đặc điểm nữa là ở Việt Nam, một khi chương trình, dự án nghiên cứu đã được phép đưa lên báo chí, truyền hình thì hoặc là nó sắp được nhận giải thưởng, hoặc là đã hoàn thành đưa vào ứng dụng. 


Загрузка...


Một điều nữa làm cơ sở để tin tưởng vào sức sống của dự án chế tạo tên lửa chống hạm KCT-15 là hiện nay Việt Nam đã xây dựng một lữ đoàn tên lửa bờ biển nữa (lữ đoàn 682) nhưng vẫn chưa biết lữ đoàn đó sử dụng loại tên lửa nào. Trước đây có nhiều đồn đoán khả năng sử dụng tên lửa BrahMos mua của Ấn Độ. Phía Ấn Độ cũng đã cấp tín dụng 500 triệu USD cho Việt Nam để dùng vào mua sắm quốc phòng nhưng cho đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì và chuyện mua bán BrahMos giờ đây gần như không còn cơ quan truyền thông nào nhắc đến nữa. 

Tuy không rõ lữ đoàn 682 thành lập từ lúc nào nhưng năm 2017 báo chí đưa tin doanh trại của lữ đoàn 682 được khởi công xây dựng từ tháng 6/2015 và dự kiến hoàn thành năm 2017. Vậy câu hỏi đặt ra là chẳng lẽ suốt từ 2019 đến nay đã 4 năm, lữ đoàn 682 vẫn huấn luyện chay chứ chưa có vũ khí? Việc quân cốt ở thần tốc cho nên không thể có chuyện này. 




Thế giới ngày nay thông tin rất nhanh nhạy, nếu nhập khẩu vũ khí là không thể giấu được. Chẳng hạn như việc Việt Nam mua xe tăng T-90 của Nga, truyền thông thế giới đã biết từ rất sớm. Đến khi giao hàng về cảng thì trên mạng xã hội có ảnh chụp ngay. Thế mà mấy năm qua vẫn chưa có tin tức gì về việc nhập khẩu tên lửa chống hạm mới và cũng không biết lữ đoàn 682 sử dụng vũ khí gì. Tình huống này góp thêm sức nặng cho phỏng đoán rằng lữ đoàn này đã sử dụng vũ khí trong nước sản xuất. Tất nhiên cũng chưa chắc vũ khí đó là KCT-15 mà có thể là những phiên bản khác chưa được công bố. Bởi vì như phía Nga nói họ đã bàn giao ít nhất là thiết kế của 3 phiên bản tên lửa. 

Các nguồn tham khảo: 

http://qpvn.vn/tin-video/hieu-qua-cua-nhung-cong-trinh-tre.html

https://defence-blog.com/news/vietnam-plan-to-begin-jointly-producing-an-anti-ship-missile.html

Post a Comment

Tin liên quan

    -->