Putin từ chối khéo về liên minh với TQ và bài học cho VN lúc này

Khi được hỏi về mối quan hệ liên minh với bên ngoài, ám chỉ đến Trung Quốc để đối phó các thách thức của phương Tây, Tổng thống Nga đã có một câu trả lời từ chối khéo hàm chứa đạo lý rất sâu sắc.


Vấn đề này gần đây được tờ Sohu của Trung Quốc nêu lên như sau: Gần đây nước Mỹ bắt đầu “đuổi cùng giết tận” đối với Nga. Đối mặt với chuyện này, Nga chỉ còn cách sử dụng chính sách tương đối bị động. Trong khi đó Trung Quốc có sức mạnh không kém gì Mỹ và lại là một bạn bè tốt của Nga, vậy Trung - Nga vì sao không kết thành liên minh? 




Đối với việc này, kỳ thực Tổng thống Nga Putin sớm đã đưa ra một đáp án ngắn gọn khiến người ta ngạc nhiên. Ông nói một khi nổ ra chiến tranh, bạn bè của chúng ta chỉ có 2 người, đó là quân đội và nhân dân Nga. Vì sao bạn bè Nga lại chỉ có 2 người này? Có fan quân sự giải thích rằng: Đây là một đáp án rất chính xác, một khi chiến tranh nổ ra, chỉ có thể trông chờ vào chính mình. 

Nga được tiếng là dân tộc chiến đấu, thực lực quốc gia xưa nay không thể xem thường. Trong thời đại Liên Xô, họ là nước lớn duy nhất có thể đối kháng với Mỹ. Tích lũy thâm hậu của Nga là điều mà đại đa số các nước trên thế giới không thể so sánh. 

Tuy nhiên con đường phát triển của Nga cũng khá gập ghềnh. Nhiều bài học kinh nghiệm lịch sử cũng cho Nga những lời cảnh tỉnh. Những năm gần đây kinh tế Nga có chỗ sa sút khiến sức mạnh quốc gia bị ảnh hưởng nhưng trong nhiều phương diện phát triển quốc gia thì Nga vẫn là một tấm gương cho nhiều nước học tập. 




Trong cộng đồng quốc tế đương thời, quan hệ giữa các nước lấy lợi ích làm đầu, giống như một câu kinh điển: không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn. Quan hệ giữa các nước rất tế nhị và không thể nói giữa ai với ai nhất định là bạn bè từ đầu tới cuối, chỉ có thể nói giữa hai nước với nhau có lợi thì mới hình thành quan hệ. Đây cũng là đạo lý mà Nga luôn tuân theo trong phát triển và trị quốc. Tổng thống đương nhiệm của Nga là Putin lại càng thấu hiểu đạo lý này. 

Liên Xô đã có bài học sâu sắc về sự giúp đỡ của bạn bè trong lúc gặp nguy hiểm. 

Đối với nước Nga mà nói, lịch sử đã có bài học sâu sắc. Trong Thế chiến thứ II, khi quân đội Đức tấn công vào lãnh thổ Liên Xô, quân đội Liên Xô lần lượt thua trận phải rút. Trong thời khắc quan trọng, những đồng minh của Liên Xô hoàn toàn chỉ đứng nhìn. Cho đến cuộc chiến kịch liệt bảo vệ Moscow chấn động thế giới, nhân dân cả thành phố dưới chỉ huy của lãnh đạo Liên Xô thời đó đã đồng lòng quyết chiến. Cuối cùng họ giành được thắng lợi trong trận đánh bảo vệ Moscow. Từ đó về sau, lãnh đạo Nga đã nhận thức rõ được một đạo lý, đó là trong lúc nguy cơ, điều duy nhất có thể tin tưởng chỉ là quân đội và nhân dân nước mình. 

Các bạn bè nước ngoài có thể sẽ lấy đủ mọi lý do để ruồng bỏ ta nhưng quân đội và nhân dân nước mình thì không thế. Quân đội quốc gia là bức tường thành hùng vĩ để bảo vệ cho an toàn đất nước còn nhân dân là hậu thuẫn vĩ đại của quốc gia. Lực lượng của nhân dân là lực lượng vô cùng tận. 


Загрузка...


Nước Nga dùng bài học lịch sử tổng kết ra quan điểm này cũng biểu hiện một đạo lý khác. Đó là trong nhiều tình huống, chỗ có thể dựa vào chỉ là bản thân mình, dựa vào cái gọi là sự trợ giúp của đồng minh, bạn bè chỉ là điều mong ước trên trời. Chỉ có tự thân quốc gia có sức mạnh thì mới có thể giúp quốc gia vượt qua khó khăn. 

Lời của Tổng thống Nga Putin về quan hệ đồng minh thật sâu sắc và cũng đáng cho chúng ta cảnh tỉnh. Tuyệt đối không dựa vào người khác và đem vận mệnh dân tộc mình đặt vào tay người khác. Nếu làm như vậy thì đến một lúc nào đó trong tương lai, quốc gia nhất định sẽ nhận bài học thảm hại. Chỉ có bản thân mình lớn mạnh mới bảo đảm có thể chiến thắng tất cả gian nan khốn khó. 

Nguồn: http://www.sohu.com/a/335137143_498343?scm=1002.3e003b.f50179.0-0&_f=index_betapagehotnews_2&spm=smpc.content.tw.2.1566378151436Zc1asbl

Bình luận: Lời của Tổng thống Putin vừa là đúc kết bài học lịch sử nhưng cũng là một câu trả lời đầy tính nghệ thuật ngoại giao. Nó cho thấy nước Nga không tin tưởng Trung Quốc nhưng trong lúc này, do hoàn cảnh mà hai nước phải xích lại gần nhau để đối phó các thách thức. Trong bối cảnh đó, Nga không thể nói là không cần Trung Quốc nhưng Nga cũng lại không trong mong gì lắm vào một quan hệ liên minh với Trung Quốc. 




Trông người lại nghĩ đến ta. Vào lúc này, Việt Nam đang đối mặt với vấn đề căng thẳng ở trên biển. Nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài đã đăng những bài phân tích dẫn lời các học giả, nhà quan sát để khuyên Việt Nam nên xem xét lại chiến lược của mình, trong đó bao gồm cả việc xem xét lại khả năng liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc. 

Không chỉ có người bên ngoài, nhiều người trong nước cũng nghĩ rằng phải tìm kiếm một chỗ dựa nào đó thì mới yên tâm được. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng nước ta đã thấy và cũng đã tự trải nghiệm nhiều bài học “tin bạn mất bò” rồi, không nên nhẹ dạ nữa. Trong lúc khó khăn này, những ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè quốc tế là quan trọng, đáng quý nhưng yếu tố quyết định nhất vẫn là chúng ta phải chủ động sáng tạo để tự giải quyết khó khăn. Chỉ có đặt yếu tố tự thân lên hàng đầu thì chúng ta mới có thể kêu gọi và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế một cách hiệu quả.

Post a Comment

Tin liên quan

    -->