Việt Nam là một ngôi sao đang nổi

Việt Nam đã ghi nhận tăng trưởng GDP đáng kể ở mức 7,1% năm 2018 và đây là mức tăng trưởng nhanh thứ 2 trong các nền kinh tế châu Á.


Chỉ khoảng 10 năm trước, Việt Nam vẫn đang vật lộn với lạm phát cao khác thường (lên tới 28%), tăng trưởng yếu, sự mất giá đồng tiền và nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán. Những nguyên nhân chính đưa đến rối loạn kinh tế trong thời gian đó gồm có: sự tự do hóa nhanh chóng sau khi tham gia WTO, sự bất lực trong việc quản lý mất cân bằng nội địa cũng như sự phụ thuộc nặng nề vào thị trường xuất khẩu Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sự ổn định kinh tế chỉ bắt đầu từ giữa năm 2012 trở đi và nó chỉ xuất hiện sau khi các biện pháp siết chặt tiền tệ được triển khai. 




Kinh nghiệm từ sự rối loạn kinh tế này đã gieo mầm cho sự chuyển đổi kinh tế của Việt Nam. Nghị quyết 11 được thông qua đầu năm 2012, tập trung vào ổn định kinh tế trong khi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015 (SEDP 2011-2015) tập trung vào cải cách các doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực tài chính và đầu tư công, đã được quốc hội chấp thuận vào tháng 11 cùng năm. 

Kể từ đó, hiệu quả kinh tế đã được khuyến khích. Tăng trưởng trung bình 6,4% trong 3 năm qua trong khi lạm phát ổn định ở khoảng 3,2% trong cùng giai đoạn. Điều có lẽ là thú vị nhất là ngoài những chỉ số nổi bật này, Việt Nam đang bắt đầu làm tốt hơn các nước khác trong khu vực trong nhiều khía cạnh khác. 

Quan trọng hơn, những người làm chính sách hiện nay đang tập trung vào phát triển kinh tế ổn định và bền vững trong dài hạn chứ không chỉ mỗi tốc độ tăng trưởng. Cải cách nội địa dù chưa quyết liệt nhưng đã và đang diễn ra. Viễn cảnh dài hạn của nền kinh tế này là tích cực và trong phạm vi quy mô nền kinh tế (GDP thực), Việt Nam được dự kiến sẽ nằm trong số một vài nền kinh tế tương đối phát triển trong khu vực này trong thập kỷ tới. 

Đầu tư cho tương lai 


Một chính sách quan trọng trung tâm là xây dựng khả năng cho tăng trưởng dài hạn. Điều này đòi hỏi một nỗ lực có chủ ý để khuyến khích đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng. Việt Nam là một trong những nước nhận được nhiều FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) nhất khu vực. Họ đã nhận khoảng 14,1 tỷ USD vốn FDI trong năm 2017 (tức là tương đương 6,3% GDP cả nước). Con số này là cao thứ 3 trong các nước ASEAN. 


Lợi thế chính của Việt Nam gồm có các khu công nghiệp/ kinh tế chuyên môn và tích hợp, vị trí chiến lược nằm giữa chuỗi cung ứng khu vực, trạng thái nằm gần Trung Quốc, sự hấp dẫn về thuế đất và thuế doanh nghiệp thấp cũng như lực lượng lao động có sức cạnh tranh. 




Những nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu ở Việt Nam là Nhật Bản (chiếm 18,6%) Hàn Quốc (10,3%) Singapore (4%) Trung Quốc (3,4%) và Hong Kong (3,2%). Mục tiêu đầu tư cũng rất đa dạng, từ bất động sản, cơ sở hạ tầng, ngân hàng, viễn thông cho đến sản xuất. Trong các lĩnh vực này, sản xuất là lĩnh vực thu hút đầu tư chính, đặc biệt là sản xuất điện tử. 

Sự trỗi dậy của lĩnh vực điện tử ở Việt Nam có được là nhờ một phần vào xu hướng dịch chuyển của chuỗi cung ứng điện tử trong khu vực. Việt Nam đã chiếm được thị phần từ nhiều nước khác trong khu vực. Trong một tiến trình đã lặp đi lặp lại ở châu Á, những người chơi trước đây đã tăng thu nhập và mức lương nên các nhà sản xuất phải mở cửa nhìn sang những nơi có chi phí sản xuất thấp hơn. Việt Nam là một người trẻ mới trong khối này. 

Đầu tư vào điện tử đã gia tăng nhanh chóng và những thương hiệu điện tử công nghệ cao đã thiết lập hiện diện ở Việt Nam trong vài năm qua. Samsung, Intel, LG, Panasonic và Microsoft là một vài trong những người khổng lồ công nghệ toàn cầu đã mở rộng vào Việt Nam sau khi chuyển khỏi Trung Quốc. Xu hướng này chắc chắn còn kéo dài và kết quả của nó đến nay đã rõ ràng. 




Trong vòng chưa đến một thập kỷ, Việt Nam đã nhảy vọt qua đầu một số trung tâm sản xuất điện tử đã thiết lập trước đó để trở thành nhà xuất khẩu điện tử lớn thứ 2 trong khối ASEAN và đứng sau sát nút Malaysia. Thực vậy, ở tốc độ tăng trưởng hiện tại, sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu Việt Nam trở thành nhà sản xuất điện tử hàng đầu trong ASEAN trong những năm tới. 

Để hỗ trợ cho dòng FDI mạnh mẽ, Việt Nam đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng. Mặc dù nhiều nước trong khu vực cũng đang làm như vậy nhưng Việt Nam đang làm điều đó theo cách lớn hơn nhiều so với quy mô nền kinh tế của họ. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam vượt trội so với nhiều nước trong khu vực. 

Theo ngân hàng ADB, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam chiếm 5,8% GDP năm 2017, nhiều hơn đáng kể so với nhiều láng giềng ASEAN. Đầu tư này tập trung vào các lĩnh vực như khu kinh tế, cụm công nghiệp, công viên công nghệ cao và khu nông nghiệp công nghệ cao. Sự thúc đẩy trong phát triển cơ sở hạ tầng do đó cung cấp cho Việt Nam khả năng hỗ trợ sự mở rộng quy mô kính tế trong dài hạn cũng như tiếp tục thu hút dòng vốn FDI. 

Tập trung vào nguồn nhân lực 


Việt Nam có một hồ sơ nhân khẩu học tương đối có lợi. Mặc dù dân số Việt Nam có hơi già một chút so với một vài nước trong khu vực này, chủ yếu vì những đứa trẻ ra đời trong thời kỳ bùng nổ dân số sau chiến tranh nay đã vào tuổi trung niên, tuy nhiên Việt Nam vẫn tương đối thuận lợi hơn so với một số nền kinh tế phát triển như Singapore, Thái Lan và Trung Quốc. 




Độ tuổi trung bình của dân số Việt Nam chỉ là khoảng 30 trong khi tỉ lệ người già phụ thuộc chỉ là 9,6 theo số liệu năm 2015 (có nghĩa là cứ 100 người thì có 9,6 người trên 65 tuổi). 

Chất lượng nguồn nhân lực là một điều quan trọng để xác định viễn cảnh tăng trưởng trong dài hạn của một nền kinh tế. Về vấn đề này, Việt Nam đã làm tốt hơn nhiều láng giềng ASEAN. Chỉ số vốn con người của Ngân hàng Thế giới xếp hạng Việt Nam đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có thể so sánh với Trung Quốc. 


Bên cạnh việc có một lực lượng lao động chăm chỉ, chỉ số vốn con người thuận lợi này chắc chắn là kết quả của việc tiếp tục đầu tư vào giáo dục. Trong 2 thập kỷ qua, chính phủ đã kiên định rót 20% tổng chi tiêu vào giáo dục, đây là con số tương đối cao so với tiêu chuẩn toàn cầu. 



Sự đầu tư này đã được đền đáp bởi năng suất lao động. Dòng vốn FDI mạnh mẽ vào công nghệ những năm gần đây đã thúc đẩy các nhân tố nội địa, đưa đến tăng trưởng năng suất lao động. Tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam không chỉ cải thiện rtong những năm gần đây (trung bình 5,7% từ 2015 đến 2017) mà còn nhanh hơn nhiều nền kinh tế khác trong khu vực và chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Thực vậy, bảo đảm tăng năng suất lao động là vấn đề sống còn trong tăng trưởng kinh tế bền vững lâu dài, đặc biệt khi dân số Việt Nam sẽ tiếp tục già đi. 

Tuy nhiên, bất kể tăng trưởng năng suất lao động ở mức cao, Việt Nam vẫn là một trong những nước cạnh tranh nhất trong khu vực về mức lương và chi phí. Lương tháng trung bình ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Trung Quốc. Tính cạnh tranh của chi phí như vậy là một trong những lý do chính giải thích vì sao Việt Nam đều đều giành được nhiều hơn chuỗi cung ứng điện tử khu vực và chắc chắn sẽ là một trong những người được hưởng lợi nhất trong chiến tranh thương mại đang tiếp diễn giữa Mỹ và Trung Quốc. 

GDP Việt Nam có thể lớn hơn Singapore vào năm 2029 


Xem xét đến cơ sở nội địa và động lực trong môi trường bên ngoài, chúng tôi đã nỗ lực đưa ra tăng trưởng tiềm năng trong trung hạn của nước này. Dựa trên dòng đầu tư tiềm năng mạnh mẽ, chúng tôi cho rằng tăng trưởng năng suất ở Việt Nam có thể đạt trung bình 5,5% trong các năm tiếp theo. Kết hợp với tỉ lệ tăng trưởng dân số ở độ tuổi lao động là 1% trong ngắn hạn và dần dần giảm xuống 0,5% , chúng tôi cho rằng Việt Nam có tiềm tăng đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6 đến 6,5% trong 10 năm tới. 


Đặt những điều này trong một viễn cảnh khác, sẽ là thú vị khi so sánh tăng trưởng của Việt Nam với một vài láng giềng. Nếu Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 6 đến 6,5% trong ngắn hạn và những nền kinh tế khác trong khu vực này tiếp tục tăng trưởng ở mức trung bình hiện nay của họ (Singapore 2,5%, Thái Lan 4%, Indonesia 5%) thì thứ tự kinh tế trong khu vực xét về quy mô sẽ thay đổi. 


Загрузка...


Hiện tại, quy mô kinh tế Việt Nam khoảng 224 tỷ USD, bằng khoảng 69% Singapore (324 tỷ USD). Kinh tế Singapore hiện nay xếp thứ 3 khu vực sau Indonesia và Thái Lan. Nếu Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 6 đến 6,5% trong các năm tới và Singapore tiếp tục tăng trưởng 2,5% thì GDP hai nước sẽ gặp nhau vào năm 2029. 

Nói đơn giản thì kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô kinh tế Singapore trong 10 năm tới. Và điều này ngụ ý các cơ hội tăng trưởng to lớn cho những công ty và nhà đầu tư. 

Cứ cho rằng sẽ không chính xác là một “bức tranh hoàn hảo” ở Việt Nam khi còn nhiều vấn đề nội địa cần giải quyết. Ví dụ cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa mạnh mẽ trong khi tự do hóa lĩnh vực tài chính tiến triển chậm hơn dự kiến. Hoặc các quy định nội địa không rõ ràng và quản trị doanh nghiệp yếu kém là những điểm làm đau đầu các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên những điều này là những thách thức chung cho bất kỳ nền kinh tế mới nổi nào và Việt Nam không phải ngoại lệ. 



Điều chắc chắn là định hướng chính sách đang đi đúng hướng và các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế là có lợi. Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, các công ty và nhà đầu tư sẽ phải bắt đầu tập trung nhiều hơn vào “ngôi sao mới nổi” này để làm đòn bẩy cho viễn cảnh tăng trưởng của họ. Thực vậy, trong viễn cảnh dài hạn của nền kinh tế Việt Nam so với khu vực thì họ đang có những điểm tích cực khác thường. 

Theo Elevenmyanmar

Post a Comment

Tin liên quan

    -->