Báo Tàu: VN trở thành ‘khách sộp’ tiềm năng cho vũ khí Mỹ, Nga và châu Âu

Gần đây, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức triển lãm quốc phòng an ninh tại Hà Nội thu hút hứng thú của các công ty từ Nga, châu Âu, Mỹ đến tham gia. Họ kỳ vọng nước này sẽ mua các vũ khí và máy bay chiến đấu.


Việc này chủ yếu là do năm 2016 Mỹ đã bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Trước đó Nga luôn là nước độc quyền xuất khẩu vũ khí đến thị trường Việt Nam. Hai hợp đồng lớn gần đây nhất Nga đã thu được 3 tỷ USD, trong đó hợp đồng cung cấp Su-30MK2 trị giá 1 tỷ USD và hợp đồng 6 tàu ngầm Kilo 636 trị giá hơn 2 tỷ USD. 




Để phá thế độc quyền của Nga, hãng Lockheed Martin hiện nay đã bán cho Việt Nam các vệ tinh thông tin và giành được thành công. Sau đó Mỹ còn hy vọng Hà Nội có hứng thú với máy bay F-16. Hiện nay phiên bản mới nhất của F-16 là F-16V đã có số lượng tiêu thụ rất tốt. 

Cùng với hãng Lockheed Martin, công ty chế tạo tên lửa và vũ khí Raytheon của Mỹ cùng với công ty MBDA của châu Âu cũng tham gia triển lãm của Việt Nam lần này. 

Cùng với quá trình giải trừ lệnh cấm vận vũ khí, Việt Nam từng bày tỏ sẽ mở cửa đa dạng hóa nguồn cung vũ khí và hoan nghênh các công ty phương Tây và Israel đấu thầu các hợp đồng mua sắm của họ. 




Trước đó Nga đã bán cho Việt Nam máy bay chiến đấu Su-30, chưa kể các máy bay cũ hơn như Su-27 và Mig-21. Ngoài máy bay chiến đấu và tàu ngầm, Việt Nam còn nhập khẩu xe tăng T-90S từ nhà máy Uralvagonzavod và tàu hộ vệ Gepard 3.9 từ nhà máy Zelenodolsk. Các xưởng đóng tàu Việt Nam còn đang đóng các tàu Molniya 1241.8 theo giấy phép của Nga. 

Thêm nữa, Ấn Độ và Việt Nam đã ký hợp đồng năm 2016 về việc Ấn Độ huấn luyện cho phi công Việt Nam sử dụng máy bay chiến đấu Su-30. Hợp đồng này bao gồm cả khả năng Ấn Độ cung cấp bảo trì và nang cấp cho những máy bay này. Những việc này sẽ giúp Nga càng chiếm thế thượng phong trong việc tranh thủ bán máy bay chiến đấu cho Việt Nam. 

Hiện tại Mỹ cũng đã xem Việt Nam là đối tác mua trang bị quốc phòng tiềm năng. Nguồn tin truyền thông chưa được chứng thực nói rằng các quan chức Mỹ và Việt Nam đã giao lưu trong khuôn khổ các triển lãm quốc phòng khu vực, chẳng hạn triển lãm hàng không Singapore, cho thấy Hà Nội có hứng thú với vũ khí của Mỹ. 




Chúng ta biết rằng Việt Nam đối với tính năng của Su-30 cũng không hoàn toàn hài lòng, vì thế cũng muốn xem xét các lựa chọn của Mỹ và châu Âu. Theo truyền thông, các công ty phần cứng quốc phòng như Lockheed Martin, Boeing và Saab đã giới thiệu với quan chức Việt Nam các sản phẩm máy bay chiến đấu của họ. 

Theo Sohu

Post a Comment

Tin liên quan

    -->