Việt Nam là lựa chọn cho công xưởng tiếp theo chứ không phải Nam Á

Việt Nam có vẻ là người được chọn thống nhất cho chiến thắng trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi các nhà sản xuất Trung Quốc và những nhà sản xuất khác đã dịch chuyển hoạt động sản xuất đến quốc gia Đông Nam Á rẻ hơn này.


Nếu có người thua thiệt, ít nhất trong khái niệm mất cơ hội thì đó có thể là những nước Nam Á. Để hiểu lý do vì sao, cần nhớ rằng chiến tranh thương mại đã chỉ làm tăng tốc một xu hướng quan trọng đã có trong cả thập kỷ. 




Đối mặt với chi phí gia tăng, các nhà sản xuất Trung Quốc phải quyết định có đầu tư vào các công nghệ tự động để tiết kiệm nhân công hay là chuyển địa điểm. 

Những người chọn giải pháp sau cung cấp một cơ hội lớn cho những nước kém phát triển khi các công ty Trung Quốc có thể giúp làm bùng nổ công nghiệp hóa và nhiều nhu cầu chuyển đối kinh tế cần thiết ở những ngôi nhà mới của họ. 

Con đường duy nhất cho sự thịnh vượng lâu dài và rộng khắp đã được chứng minh là xây dựng một lĩnh vực sản xuất liên kết với chuỗi giá trị toàn cầu - một việc làm tăng năng suất sản xuất và tạo ra công ăn việc làm trong toàn bộ nền kinh tế. Đây là cách mà hầu hết các nước giàu chứ không chỉ riêng Trung Quốc đã làm để thoát nghèo. 

Tuy nhiên có bằng chứng cho thấy các nước Nam Á đang tụt hậu phía sau trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Không chỉ có Việt Nam đang cạnh tranh mà các nước châu Phi cũng đang đặt lĩnh vực sản xuất vào ưu tiên hàng đầu. 




Chỉ riêng Ethiopia đã mở gần một tá khu công nghiệp trong những năm gần đây và thiết lập một cơ quan chính phủ cấp thế giới để thu hút đầu tư nước ngoài. 

Ngân hàng Thế giới đã ca ngợi khu vực châu Phi hạ Sahara là khu vực có số lượng cải cách cao nhất mỗi năm kể từ 2012. Ngược lại, trong khái niệm tỉ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài so với GDP, Nam Á tụt hậu sau cả mức trung bình thế giới của những nước kém phát triển nhất và khu vực châu Phi hạ Sahara. 

Mặc dù tổng GDP Nam Á bằng hơn 70% của cả châu Phi nhưng châu Phi nhận được số đầu tư từ Trung Quốc gấp 3,5 lần so với Nam Á trong năm 2012. Trong 5 năm qua, cơ quan Theo dõi Dầu tư Toàn cầu Trung Quốc của Viện Doanh nghiệp Mỹ đã ghi nhận 13 hợp đồng đầu tư lớn của Trung Quốc vào châu Phi trong khi chỉ có 9 hợp đồng lớn vào Nam Á. 

Bangladesh là một minh họa nổi bật của vấn đề này. Nước này cần tạo ra 2 triệu việc làm mỗi năm để đáp ứng mức tăng dân số của họ. 




Tuy nhiên, mặc dù có lĩnh vực sản xuất may mặc cấp độ thế giới, họ có vẻ không thể cắt bỏ những thủ tục quan liêu và ban hành những cải cách cần thiết để thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa ngoài may mặc. 

Trong vài năm qua, Bangladesh đã tụt từ vị trí 176 xuống 190 trong thứ hạng các nước có môi trường kinh doanh dễ dàng. Tập đoàn DBL - một công ty Bangladesh sẽ đầu tư vào một cơ sở sản xuất may mặc mới ở Ethiopia mà dự kiến sẽ tạo ra 4000 việc làm. 

Sự tưởng tượng phổ biến nhất ở Ấn Độ rằng một nước bằng cách nào đó có thể “nhảy vọt” từ một nền kinh tế nặng về nông nghiệp thẳng lên một nền kinh tế dịch vụ chỉ đơn thuần là một sự tưởng tượng. Nam Á không thể bỏ lỡ cơ hội để phát triển lĩnh vực sản xuất này. 

Thu hút đầu tư sản xuất sẽ đòi hỏi trước tiên và chắc chắn nhất là các chính phủ trong khu vực này nhận thức rằng sự cạnh tranh đang vượt qua họ. 

Ví dụ Ấn Độ cần phải loại bỏ sự cả tin rằng đầu tư sẽ đến vì họ có dân số lớn. Pakistan cần ngừng phụ thuộc vào mối quan hệ hữu nghị giữa chính phủ với chính phủ Trung Quốc. 

Hỗ trợ tài chính của nhà nước Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng sẽ không tự động dẫn tới đầu tư vào sản xuất, bởi vì hầu hết lĩnh vực này do các công ty tư nhân Trung Quốc thống trị nên động lực cho nó là sức cạnh tranh chứ không phải là mệnh lệnh của chính phủ. 


Загрузка...


Thứ hai, các nước Nam Á cần thực hiện những việc làm phối hợp của cả chính phủ để thúc đẩy mức độ đầu tư. Đặc biệt là họ cần tạo ra các điều kiện mà những nhà sản xuất cần để phát triển, gồm từ nguồn cung cấp điện ổn định đến các hoạt động cảng hiệu quả và thông quan. 

Hơn nữa, họ cần hiểu đặc trưng của những doanh nghiệp này. Các nhà máy cần những đòi hỏi đặc thù phụ thuộc vào những sản phẩm họ làm. 

Ví dụ như những nhà máy vải và quần áo, mặc dù họ có vẻ tương tự nhau nhưng lại có những đòi hỏi vô cùng khác biệt: Vải đòi hỏi vốn lớn với khối lượng máy móc lớn cần điện để cuộn ra các cuộn vải trong khi may mặc cần nhiều nhân công. 

Các nước cần phân tích những phân ngành nào họ có lợi thế tốt nhất, đáp ứng được các đòi hỏi của những nhà sản xuất đó để thiết lập cơ sở và nhắm mục tiêu vào các vùng của Trung Quốc và những nơi khác. 

Theo Thestar

Post a Comment

Tin liên quan

    -->