Tại sao Mỹ không nên coi Việt Nam là Trung Quốc tiếp theo?

Trong một báo cáo trước Ủy ban Tài chính Thượng viện mới đây, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã phát biểu rằng Việt Nam phải hành động để kiềm chế thặng dư thương mại đang gia tăng với Mỹ, bao gồm gỡ bỏ các rào cản đối với việc truy cập thị trường cho các công ty Mỹ.


Mặc dù đúng là thặng dư thương mại của Việt Nam đã tăng đáng kể trong năm 2019, phần lớn trong đó là do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy nhập khẩu từ Việt Nam để thay thế cho Trung Quốc. 

Thay vì nỗ lực ngăn chặn thặng dư thương mại của Việt Nam thông qua thuế hoặc các hành động thương mại khác, Washington nên thiết lập đồng minh với các nước ở Đông Nam Á như một phần của nhiệm vụ nhằm bảo đảm cân bằng thương mại và thị trường ổn định. 




Bình luận của Lighthizer là phản ứng với những chất vấn từ Ủy ban Tài chính và lặp lại những tuyên bố trước đó của các quan chức chính quyền Nhà Trắng - những người đã xác định Việt Nam là một trong nhiều nước cần giám sát về các hành động thương mại. Và mặc dù chưa có đe dọa trực tiếp nào về việc áp đặt thuế lên hàng nhập khẩu từ Việt Nam, việc đánh thuế tới hơn 400% đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam gần đây cùng những ngôn từ hùng biện của Washington về sự trung chuyển hàng hóa qua Việt Nam đã khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng rằng thiên đường an toàn mới của họ có thể là mục tiêu tiếp theo của Trump trong hành động thương mại. 

Rắc rối cho Đại diện Thương mại Mỹ là thặng dư thương mại này từ đầu năm tới nay đã cao hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu về tỉ lệ phần trăm gia tăng của giá trị nhập khẩu trong năm 2019. 

Bất cân bằng thương mại gia tăng 

Washington ít nhất cũng có một chút trách nhiệm đồng lõa trong việc thặng dư thương mại của Việt Nam gia tăng. Kể từ khi Mỹ bắt đầu đánh thuế vào hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc, nhiều công ty Mỹ (và một số công ty Trung Quốc) đã bắt đầu tìm cách dịch chuyển sản xuất đến các thị trường láng giềng ở châu Á. 




Một cuộc khảo sát gần đây với các công ty Mỹ do Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc tổ chức cho thấy hơn 40% công ty Mỹ sản xuất ở Trung Quốc đang tìm cách di chuyển đến một nước láng giềng. Những công ty này bao gồm Dell, HP, Steve Madden, Brooks... Ngay cả các công ty không phải của Mỹ, như Nintendo của Nhật Bản hay hãng điện tử khổng lồ của Trung Quốc là TCL cũng đang tìm cách chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và đến Việt Nam. 

Việt Nam là một lựa chọn hiển nhiên cho nhiều trong số những nhà sản xuất đang tìm cách né tránh mức thuế nặng nề của Mỹ. Trong nhiều năm, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng cảng và đường bộ cũng như tăng cường đội ngũ lao động tay nghề cao cho nên họ có thể thu hút những hãng công nghệ cao lớn. 

Lợi thế này trùng hợp đúng lúc với việc mức lương cùng các quy định hạn chế ở Trung Quốc tăng lên nên khiến chi phí gia tăng và buộc các nhà sản xuất nước ngoài phải xem xét những nơi khác có chi phí sản xuất thấp hơn để thay đổi. Việc này đã diễn ra trước khi chính quyền Mỹ bắt đầu trừng phạt các hành động thương mại đáng ngờ của Trung Quốc. 

Để công bằng, Washington đã có một số căn nguyên đáng phàn nàn. Một trong những điều tồi tệ nhất của châu Á được giữ bí mật là Việt Nam, Malaysia và Thái Lan đã trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa thuận tiện cho các công ty Trung Quốc đang tìm cách né tránh quotas và gần đây hơn là thuế, bằng cách thực hiện vài công đoạn nhỏ trong các nước láng giềng đối với những sản phẩm gần như đã được sản xuất xong ở Trung Quốc và sau đó xuất khẩu vào Mỹ như là hàng xuất khẩu của Việt Nam hoặc Malaysia. 


Загрузка...


Cuối cùng, có rất ít lợi nhuận tiền tệ cho Việt Nam trong khi lại có rất nhiều nguy cơ mất danh tiếng. Sự khuyến khích của Việt Nam chỉ hoàn toàn là chính trị, họ muốn xoa dịu Trung Quốc - người láng giềng lớn hơn và là bá quyền khu vực. 


Hà Nội đã nói họ sẽ trừng phạt các hàng hóa Trung Quốc trung chuyển sang rồi dán nhãn hàng Việt Nam. Nikkei Asian Review đã đưa tin rằng chính phủ Việt Nam đang xem xét những quy định mới đòi hỏi hàng hóa phải có 30% giá trị do Việt Nam sản xuất mới được xem là có nguồn gốc Việt Nam. Liệu điều này có làm nguôi ngoai Đại diện Thương mại Mỹ hay không thì vẫn còn cần phải xem. 

Tuy nhiên dù cho sự trung chuyển của Trung Quốc có thể là một xúc tác để làm tăng vọt thặng dư thương mại của Việt Nam thì cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Mỹ với Trung Quốc không nghi ngờ gì là đã làm tăng tốc sự phát triển của một xu hướng mà vài năm trước chỉ mới ở trong trứng nước. 

Nếu Washington tìm cách trừng phạt Việt Nam vì thặng dư thương mại được sinh ra vì chiến tranh thương mại của họ với Bắc Kinh thì vòng tròn thuế sẽ kết thúc ở đâu? 

Lựa chọn những nguồn chi phí thấp 

Cứ cho rằng Washington thành công trong việc kiềm chế sự gia tăng thặng dư thương mại của Việt Nam bằng cách đánh thuế theo cách tương tự như họ đã làm với Trung Quốc, EU và các đối tượng khác. Kết quả chắc chắn sẽ là các công ty Mỹ sau đó sẽ tìm đến Thái Lan, Myanmar, Bangladesh hoặc Campuchia (và nhiều trong số đó đã thực hiện) để thay thế hoặc bổ sung cho sản xuất tại Trung Quốc. 



Cứ cho rằng Washington sau đó lại đánh thuế tương tự vào các hàng nhập khẩu từ những nước đó. Kết quả chắc chắn sẽ là các công ty Mỹ sau đó lại chuyển sự chú ý của họ vào Ấn Độ, Mexico hoặc bất kỳ nước nào khác có thể cung cấp chi phí nhân công thấp hơn và hạn chế các gánh nặng quy định hơn. Và sự việc tiếp tục như vậy. 

Washington muốn hồi hương sản xuất trở về Mỹ nhưng chỉ 6% công ty Mỹ dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc là xem xét hồi hương cơ sở sản xuất của họ. Một trong những lý do chính là các cơ sở hiện tại ở Trung Quốc có xu hướng hỗ trợ xuất khẩu khu vực và hồi hương về Mỹ sẽ dẫn đến tăng chi phí vận chuyển cũng như thời không cần thiết. Trong trường hợp khác, chi phí dịch chuyển sản xuất về Mỹ có thể cũng tốn kém hơn là để cho các công ty này cạnh tranh toàn cầu. 

Một trận chiến đáng tiến hành cùng với bạn bè và đồng minh 

Điều này không có nghĩa là cuộc chiến của Washington đối với những hành vi thương mại không lành mạnh của Trung Quốc là bất công hoặc vô ích. Ngược lại, sự đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ có tính lịch sử của Trung Quốc thông qua chuyển giao công nghệ, những sự cố an ninh mạng và các vi phạm thương mại khác đòi hỏi Mỹ phải hành động. Nhưng thuế quan sẽ chỉ trừng phạt vào các công ty Mỹ - những người sẽ tiếp tục chuyển sản xuất của họ để giảm chi phí đất đai. 




Thay vì khiển trách và trừng phạt những nước như Việt Nam bằng thuế để phản ứng với thặng dư thương mại gia tăng, Washington nên làm việc với họ để củng cố liên minh nhằm bảo đảm rằng Trung Quốc bị buộc phải chơi theo quy tắc. 

Nếu Mỹ thật sự muốn ngăn chặn những tác nhân xấu như Trung Quốc tiếp tục lạm dụng hệ thống thương dựa trên quy tắc của thương mại toàn cầu, họ sẽ cần sự hỗ trợ của những đồng minh và bạn bè ở cả đông và tây bán cầu. Hành động một mình và áp đặt những hạn chế đơn phương chỉ ném Washington vào một trận chiến ý chí mà thiệt hại tài sản là chắc chắn nhưng kết quả vẫn chưa biết được. 

Theo Globaltrademag

Post a Comment

Tin liên quan

    -->