Không phải Nga hay Hàn Quốc, thiên nhiên là đe dọa lớn nhất của Nhật Bản

Gần đây truyền thông Nhật Bản đưa tin, có chuyên gia công bố kết quả nghiên cứu của bản thân cho thấy rằng mối uy hiếp lớn nhất với Nhật Bản không phải là Nga hay Hàn Quốc mà chính các tai họa tự nhiên thường xuyên xảy ra mới là mối đe dọa lớn nhất.

Máy bay chiến đấu F-2 của Nhật Bản bị phá hủy vì sóng thần.

Về mặt này, Nhật Bản đã nhiều lần nếm trải. Trận động đất xảy ra mấy năm trước khiến Nhật Bản một lúc bị mất mấy chục chiếc máy bay chiến đấu, tổn thất không thể nói là không nghiêm trọng. Đối với việc này, phía Nga cũng nói rằng: Đây mới là đối thủ lớn nhất của Nhật. 



Năm 2011, một trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra ở khu vực Thái Bình Dương, phía Bắc nước Nhật. Trận động đất này đã gây ra sóng thần cực lớn. Thống kê sau sự cố cho thấy ngọn sóng cao nhất đạt đến 23m và sức tàn phá ghê gớm của nó đã khiến Nhật Bản chịu đựng tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. 

Về mặt quân sự, căn cứ quân sự Matsushima bị sóng thần hủy diệt, tổng cộng 18 chiếc máy bay chiến đấu F-2 bị phá hỏng ở các mức độ khác nhau. Những máy bay chiến đấu này đều là chủ lực của lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản. 

Đống đổ nát sau thảm họa sóng thần ở Nhật Bản. 

Ngoài căn cứ ở Matsushima, trận sóng thần này cũng gây ra thương vong rất lớn. Theo số liệu thống kê cuối cùng, có gần 16000 người chết vì sóng thần và hơn 1000 người mất tích, số người chết vì những nguyên nhân liên quan đến sự cố cũng hơn 3000 người, tổng số người chết vượt quá 2 vạn người. Ngoài ra, một số lượng lớn nhà ở bị cuốn trôi, các cơ sở công cộng bị phá hủy nghiêm trọng, có những khu vực đến nay vẫn chưa thể khắc phục hết. 


Không chỉ có vậy, sóng thần còn tấn công nhà máy điện hạt nhân Fukusima Daiichi, trực tiếp làm 4 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy này bị hỏng. Do các lò phản ứng này sử dụng công nghệ khá lạc hậu, lại cộng thêm công tác cứu hộ của chính phủ Nhật bất lợi cho nên sự cố nhà máy điện hạt nhân này sau khi xảy ra, mức độ tai nạn đã không ngừng tăng cao. 

Đến hiện tại sự cố của nhà máy Fukusima Daiichi đã đạt đến mức độ tương đương với sự cố Cheslybin và cho đến tận bây giờ sự cố này vẫn chưa có biện pháp nào giải quyết ổn thỏa. Cũng có thể nói rằng những di chứng do trận sóng thần để lại đến nay vẫn chưa thể loại trừ. 

Trên thực tế không chỉ có Nhật Bản, ngay cả cường quốc lớn nhất là Mỹ, khi đối mặt với bão cũng bất lực. Mỗi năm khi các cơn bão siêu cấp tràn qua Nhật Bản, máy bay chiến đấu Mỹ đóng tại Nhật đều phải chuyển đi các sân bay khác để tránh bị thiệt hại do bão. 



Đồng thời các cơn bão siêu cấp cũng khiến cho ngay cả các căn cứ quân sự trên đất Mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2018 cơn bão Michael tấn công bang Florida khiến căn cứ không quân Tyndall gặp một tai họa khó quên, trong 55 chiếc máy bay F-22 chỉ có 38 chiếc kịp thoát ly khẩn cấp, 17 chiếc còn ở lại nhà chứa trên sân bay đều bị các phá hủy ở mức độ khác nhau khi bão hủy hoại mái của các nhà chứa. 

Một nhà chứa F-22 bị hỏng mái vì bão. 

Do vậy có thể thấy, tai họa tự nhiên đã trở thành kẻ địch lớn nhất của lực lượng hàng không Nhật Bản, mỗi năm thiên tai tạo ra tổn thất rất lớn. Tuy nhiên hiện nay Nhật Bản cũng không có biện pháp nào tốt để ứng phó với thiên tai, chỉ có thể dựa vào dự báo trước để cố gắng giảm thiểu tác hại. 

Theo Toutiao

Post a Comment

Tin liên quan

    -->