Ông Tập Cận Bình gọi điện cho Chủ tịch Việt Nam

Trung Quốc và Việt Nam nên quan hệ sâu sắc hơn và tìm cách giải quyết tranh chấp “đúng đắn”. Đây là điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam mấy năm trước. 

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã trích dẫn lời ông Tập nói trong cuộc điện đàm với ông Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta phải tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị, mở rộng tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung và làm sâu sắc thêm cơ sở gốc rễ mối quan hệ, đồng thời tập cũng tập trung vào đại cục để xử lý và giải quyết đúng đắn các tranh chấp về lâu dài”. 



Mặc dù mối quan hệ không êm ả khi đã có một cuộc chiến tranh biên giới kéo dài từ 1979 đến 1990 nhưng Trung Quốc và Việt Nam sẽ kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao vào năm nay. 

Theo Tân Hoa Xã, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói với ông Tập Cận Bình rằng: “Việt Nam mong muốn tăng cường tin cậy chính trị lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm quản trị với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác kinh tế hơn nữa, xây dựng hỗ trợ từ cộng đồng về hợp tác thân thiện và mở rộng liên lạc ở nhiều cấp độ”. 

Năm ngoái, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nổi lên từ tháng 7 khi tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất số 8 của Trung Quốc tiến vào một vùng ở Biển Đông mà hai nước có yêu sách chồng lấn và gây ra một đợt căng thẳng tồi tệ nhất giữa hai nước trong mấy năm trở lại đây. ( xin lưu ý đây là dịch nguyên văn từ tờ SCMP còn thực chất vùng biển mà tàu Trung Quốc tiến vào nằm hoàn toàn trong đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam). 


Tàu Hải Dương 8 đã đi vào gần bãi Tư Chính - một bãi ngầm nằm ở cực Tây của quần đảo Trường Sa giàu tài nguyên năng lượng và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng Bắc Kinh nói rằng nó nằm trong ‘đường 9 đoạn’ mà họ dùng để yêu sách chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông. (Xin lưu ý quan điểm của phía Trung Quốc cho bãi Tư Chính là thuộc quần đảo Trường Sa nhưng Việt Nam xác định Tư Chính là một thực thể riêng biệt, không thuộc trong quần đảo Trường Sa). 

Mặc dù những căng thẳng này đã dịu đi sau khi tàu khảo sát Trung Quốc rời khỏi khu vực vào cuối tháng 9 nhưng quan hệ giữa hai nước đã đối mặt với những thách thức mới trong năm nay khi Việt Nam nắm giữ ghế chủ tịch ASEAN. 

Bên cạnh Việt Nam, Trung Quốc cũng vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Philippines, Malaysia và Brunei - tất cả những nước này đều là thành viên của ASEAN - và tháng trước Trung Quốc cũng có xung đột hàng hải với Indonesia - một thành viên khác nữa của ASEAN. 


Hai hội nghị thượng đỉnh ASEAN tiếp theo đây sẽ được tổ chức ở Việt Nam vào tháng 4/5 và tháng 10/11, và Biển Đông chắc chắn là một trong những chủ đề nóng trong chương trình nghị sự của họ. 

Ông Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu ISEAS - Yosof Ishak ở Singapore nói rằng với quan hệ hai nước đang ở trong tình trạng ‘mong manh’, cách mà Việt Nam phát biểu về vấn đề Biển Đông tại các hội nghị khu vực chắc chắn sẽ còn xem xét những hành động của Bắc Kinh như thế nào. 

Ông Hiệp nói: “Là chủ tịch ASEAN, Việt Nam ở vị trí tốt để nêu bật vấn đề Biển Đông tại hội nghị ASEAN năm 2020, đặc biệt nếu Trung Quốc có bất kỳ hành động khiêu khích nào... Tuy nhiên Việt Nam cũng muốn có một nhiệm kỳ lãnh đạo thành công và không muốn bị xem là dùng ASEAN làm con tin khi nhấn mạnh vấn đề Biển Đông quá mức. Do đó, Việt Nam sẽ trông đợi Bắc Kinh thực hiện kiềm chế”. 


Hứa Lợi Bình, giáo sư tại Viện Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói rằng mặc dù Biển Đông sẽ tiếp tục là một thách thức, Bắc Kinh sẽ không ngại hành động trong các vùng biển tranh chấp nếu họ cảm thấy nước khác đã đi quá một trong những “lằn ranh đỏ” của họ. 

Ông Hứa Lợi Bình nói: “Ưu tiên của Bắc Kinh là thúc đẩy xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông”. 

ASEAN và Trung Quốc đang trong cuộc đàm phán để thiết lập một bộ quy tắc ứng xử ở vùng biển tranh chấp và một thỏa thuận được dự kiến sẽ đạt được vào năm sau. 

Tuy nhiên tiến trình đã bị chậm lại khi Bắc Kinh mong muốn thỏa thuận đó là không ràng buộc pháp lý và nó chỉ để củng cố sự tin cậy khu vực chứ không được dùng để giải quyết các yêu sách lãnh thổ. 

Theo SCMP

Post a Comment

Tin liên quan

    -->