Thời báo Hoàn Cầu: VN phát triển có những mặt lợi cho Trung Quốc

Có vẻ như chiến tranh thương mại đã thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam dọc theo biên giới. Phần đông mọi người đã thảo luận về việc kinh tế Việt Nam được hưởng lợi như thế nào từ dòng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc nhưng ít người biết rằng Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ sự nổi lên của Việt Nam.

Bất chấp kinh tế toàn cầu nói chung suy giảm, GDP Việt Nam đã tăng 7,02% trong năm 2019, trở thành năm thứ 2 liên tiếp GDP tăng trên 7% kể từ năm 2011. 


Trong phạm vi nhất định, thành tích kinh tế mạnh mẽ của quốc gia Đông Nam Á này có thể được đóng góp bởicác công ty sản xuất Trung Quốc dịch chuyển khỏi Trung Quốc để tránh thuế hoặc các mối đe dọa thuế từ Mỹ. Điều đó được phản ánh bởi mức tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến của Việt Nam khi tăng 11,29% so với năm ngoái, mức tăng cao nhất trong 7 năm qua. 

Mặc dù sự phát triển ở Việt Nam, nhìn thoáng qua có thể có vẻ như là một tình huống không thuận lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên bằng cách này hay cách khác, nó cũng cung cấp một động lực cho xây dựng và phát triển của khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ ở khu tự trị dân tộc Zhuang Quảng Tây phía Nam Trung Quốc. 

Chính phủ trung ương Trung Quốc đã coi các khu vực biên giới và duyên hải của Quảng Tây có một tầm quan trọng khi họ phê chuẩn khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ - gồm các thành phố như Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành Cảng - như một cửa ngõ vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Theo kế hoạch của chính quyền trung ương, khu vực Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một đặc khu kinh tế tương tự như khu vực Greater Bay Quảng Đông - Hong Kong - Macau.



Cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc tại Phòng Thành Cảng. 

Và bây giờ sự nổi lên về kinh tế của Việt Nam đã mang lại sự kích thích bên ngoài cho sự phát triển của khu kinh tế này. Dựa vào sự dịch chuyển sản xuất trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhờ vào không chỉ thương mại với Mỹ mà còn cả thương mại với các láng giềng như Trung Quốc. 



Lấy thành phố Sùng Tả ở khu vực Vịnh Bắc Bộ làm ví dụ. Nằm trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc, khối lượng thương mại nước ngoài của Sùng Tả đã đứng đầu tỉnh Quảng Tây trong 10 năm liên tiếp tính đến 2018. Trong nửa đầu năm 2019, lượng ngoại thương qua cửa khẩu Bằng Tường - một thị xã thuộc thành phố Sùng Tả đã tăng kỷ lục 59,5% và đạt 54,5 tỷ nhân dân tệ. 

Trong bối cảnh này, sự phát triển của Việt Nam cơ bản là tích cực cho Trung Quốc, bất chấp sự cạnh tranh của họ với Trung Quốc trong một số lĩnh vực sản xuất chi phí thấp. 

Trong thực tế, những tác động tích cực như vậy không chỉ giới hạn ở Việt Nam. Sự trỗi dậy sản xuất ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan và Lào cũng lần lượt thúc đẩy sự phát triển ở các vùng biên giới của Trung Quốc. 


Đó có thể là một trong những lý do giải thích tại sao Trung Quốc thậm chí còn phát triển nhanh hơn trong chiến tranh thương mại. Một số dịch chuyển sản xuất cục bộ khỏi Trung Quốc đã dẫn tới sự phát triển của các nước láng giềng như Việt Nam - một nước thực sự có quan hệ gần gũi với kinh tế Trung Quốc, và do đó cũng làm thúc đẩy kinh tế ở các vùng biên giới của Trung Quốc. 

Theo Thời báo Hoàn Cầu

Post a Comment

Tin liên quan

    -->