Báo TQ: Có một nhóm “cán bộ TQ” hàng chục vạn ở VN ít được chú ý

Xin giới thiệu bài viết của ông Thi Triển - Chủ nhiệm trung tâm Nghiên cứu Chính trị Quốc tế tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc phân tích về vấn đề chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Dưới đây là toàn văn bài viết đăng trên Bắc Kinh Nhật báo.

Ảnh minh họa. 

Giữa năm 2018 trở đi, giữa Trung Quốc và Mỹ xảy ra ma sát thương mại quy mô lớn. Trên thực tế, từ dịp Tết Nguyên đán 2018 tôi đã xuất bản một cuốn sách mới mang tên “Khu nữu”( từ này có nghĩa là then chốt) trong đó đã bàn tới khả năng này. Không ngờ là sách xuất bản chưa tới nửa năm thì ma sát thương mại quy mô lớn đã thực sự xảy ra và quy mô càng ngày càng gia tăng. 

Một thời gian, trên mạng đầy rẫy những tin tức nói rằng sản xuất ở Trung Quốc đang đối mặt với những đòn nặng nề từ ma sát thương mại, và rằng số lượng lớn công xưởng đang hướng ra nước ngoài, đặc biệt là chuyển dịch quy mô lớn sang Việt Nam, rằng kinh tế Trung Quốc dường như đang đối mặt nguy cơ lớn. Rất nhiều người đã hoài nghi về những ý kiến của tôi trong cuốn sách Khu nữu, cho rằng hiện thực đã bác bỏ thẳng thừng cuốn sách này. 



Từ phân tích thuần túy, tôi cho rằng sự chuyển dịch quy mô lớn này không có nhiều khả năng. Bởi vì những cơ sở hỗ trợ luận chứng của tôi là chuỗi cung ứng của Trung Quốc vẫn chưa vì ma sát thương mại mà gặp phải những thử thách thực chất. Hải ngoại cũng không có nước nào có điều kiện tiếp nhận sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng quy mô lớn như của Trung Quốc. 

Hơn nữa trong logic kinh tế toàn cầu ngày nay, chỉ chuyển dịch nhà máy mà không chuyển chuỗi cung ứng thì không cấu thành ý nghĩa chuyển dịch thực chất. Tuy nhiên lý luận phân tích này nếu không có nghiên cứu thực chứng hỗ trợ thì sức thuyết phục cũng hữu hạn. 

Do vậy, năm 2019, tôi và các đồng sự nghiên cứu đã tổ chức một cuộc thâm nhập nghiên cứu từ Bắc vào Nam Việt Nam. Trước khi đi Việt Nam, chúng tôi trước hết đã thâm nhập các nhà máy của Trung Quốc ở đồng bằng sông Dương Tử và đồng bằng sông Châu Giang, qua đó nắm bắt các tri thức chuẩn bị cần thiết. Sau khi từ Việt Nam về, trên cơ sở các thông tin mới thu thập được, chúng tôi lại hồi tưởng lại các chuỗi cung ứng trong nước trên đường đã đi qua, từ đồng bằng Châu Giang và khu vực cửa khẩu Trung - Việt ở Quảng Tây. 

Cuộc thâm nhập điều nghiên trong nửa năm cùng với nhiều lần thảo luận với các đồng nghiệp trong đoàn nghiên cứu đã giúp tôi có thu hoạch rất lớn. Các lý luận thu hoạch dựa trên cuộc điều nghiên có thể tổng kết thành 4 điểm như sau: 

Thứ nhất: Cái gọi là chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam, thực tế là sự nối dài của chuỗi cung ứng của Trung Quốc, trong tương lai có thể thấy trước thì sự thực này sẽ không phát sinh biến đổi nào thực chất. Cuộc điều tra ở đồng bằng Châu Giang và Việt Nam cho tôi thấy rằng sự chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng không phải là một sản nghiệp hoàn chỉnh mà chỉ là một vài công đoạn nào đó trong chu trình sản xuất, chủ yếu là các công đoạn có yêu cầu khá thấp và đòi hỏi nhiều nhân công, thông thường đây là những khâu lắp ráp cuối cùng. Các công đoạn khác rất khó chuyển dịch đi mà vẫn ở lại Trung Quốc. 


Kết quả là một số công đoạn trong chu trình sản xuất chuyển dịch sang Việt Nam càng nhiều thì nhu cầu đối với chuỗi cung ứng bên Trung Quốc càng lớn. Lấy Trung Quốc và Việt Nam làm đại biểu cho mối quan hệ Trung Quốc với Đông Nam Á thì có thể hình thành một mối quan hệ tương hỗ. Loại chuyển dịch này vẫn có thể gọi là “nối dài”. 

Ảnh minh họa. 


Thứ hai, các công đoạn có thể chuyển dịch không nằm trong mối quan hệ giữa công nghệ cao với công nghệ thấp mà nằm trong mối quan hệ của các nấc thang khác nhau trong cách mạng công nghệ. Nói rằng sự chuyển dịch này không liên quan đến điều người ta hay nói về trình độ cao thấp của bản thân doanh nghiệp là vì hiện nay giữa các nước đã diễn ra sự phân công các công đoạn trong chu trình sản xuất, sản phẩm phức tạp rất ít khi được sản xuất toàn bộ ở một quốc gia duy nhất. 

Trong sản xuất công nghệ cao thì không phải tất cả các công đoạn đều là công nghệ cao mà vẫn có những công đoạn công nghệ thấp, cho nên nếu có một điều kiện phù hợp thì sẽ có cơ hội chuyển dịch. Nhưng trong quá trình chuyển dịch, các hoạt động sản xuất ở những nấc thang cách mạng công nghiệp khác nhau sẽ có logic chuyển dịch khác nhau. 


Thứ ba, động lực chính thúc đẩy chuỗi cung ứng Trung Quốc kéo dài sang các nước Đông Nam Á là dân gian Trung Quốc. Trong quá trình điều nghiên tôi chú ý thấy ma sát thương mại càng nghiêm trọng thì kinh tế dân gian càng nỗ lực tăng cường tự cứu. Cái gọi là tự cứu, phần nhiều là chuyển dịch các công đoạn sản xuất ra hải ngoại mà đặc biệt là sang Việt Nam, bởi vì những địa phương này không phải đối mặt mức thuế cao của Mỹ. 

Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch, chỉ có các công đoạn lắp ráp có thể chuyển đi, các công đoạn khác vẫn cần dựa vào chuỗi cung ứng to lớn của Trung Quốc. Mà sức sống của chuỗi cung ứng Trung Quốc cũng lại đến từ kinh tế dân gian. Bởi thế, kết quả của ma sát thương mại là chuỗi cung ứng Trung Quốc càng tăng tốc mở rộng ra hải ngoại nhưng động lực chủ yếu của quá trình này là đến từ dân gian. 

Chúng tôi trong lúc ở Việt Nam điều nghiên đã phát hiện ở Trung Quốc có rất ít người chú ý đến một quần thể “cán bộ Trung Quốc”. Cái gọi là “cán bộ Trung Quốc” chính là bất kể doanh nghiệp đầu tư nào (chủ yếu là Đài Loan đầu tư), chỉ cần chuyển công xưởng từ đại lục Trung Quốc sang Việt Nam thì nhân viên quản lý trung và cao cấp cơ bản đều là từ đại lục sang. Nhóm người này tự xưng là “cán bộ Trung Quốc” và có đến mấy chục vạn người. 

Thứ tư, “kéo dài” mà không phải “chuyển dịch” có nguyên nhân căn bản ở chỗ: Tùy vào diễn tiến công nghệ, hình thức tổ chức công ty và logic sản xuất, không gian kinh tế và chính trị mà ngày càng phân ly. Không gian kinh tế lấy các phương thức thẩm thấu qua biên giới mà tồn tại, chính trị không thể ước thúc được sự vận động của không gian kinh tế. Công nghệ thông tin chính là một dạng xuyên biên giới, cái này chúng ta đều không lạ gì. Hơn nữa, các chu trình sản xuất cũng ngày càng trở thành một dạng tồn tại có tính đa quốc gia, khác với những điều chúng ta quen thuộc trong quá khứ. 

Từ góc nhìn trong nước, điều này mang tới một thay đổi quan trọng, đó là logic vận hành của kinh tế dân gian và logic của chính sách chính phủ càng ngày càng phân ly thành hai đường. Cơ chế ảnh hưởng của chính sách đối với kinh tế dân gian so với quá khứ đã khác biệt lớn. 

Từ góc độ quốc tế, điều này còn mang tới một kết quả, đó là việc lấy quốc gia làm đơn vị để xem xét vấn đề kinh tế đã càng ngày càng không có ý nghĩa. Thế giới cần tìm một biện pháp trị liệu mới, căn cơ của biện pháp mới cần có sự phù hợp với những cơ sở động lực biến hóa mới. Hoạt động kinh tế xuyên biên giới mới đem lại những vấn đề này nhưng đơn nguyên cơ bản của hoạt động kinh tế cũng không phải là quốc gia mà là doanh nhân, cho nên biện pháp trị liệu mới cần phải lấy doanh nhân làm chủ đạo. 



Theo sự biến thiên của sản xuất và công nghệ, vị trí của doanh nhân rất có thể sẽ trở lại đứng trên tuyến đầu lịch sử một lần nữa. Trong sách của mình tôi đã bạo gan nêu ra một kết cấu “Đông Á Hansa đồng minh” (ngụ ý là một kết cấu phòng thương mại của Đông Á). Nó biểu thị cho ý tưởng của tôi về một trật tự có khả năng hình thành trong tương lai. 

Ma sát thương mại là một hoàn cảnh “cực đoan” rất thú vị, nó có thể quét sạch rất nhiều thứ mà trong trạng thái bình thường hay biến đổi và gây nhiễu loạn tầm mắt mọi người. Những thứ tầng thấp không dễ thay đổi thì trong mức độ lớn hơn sẽ quyết định phương hướng thay đổi, sẽ trong hoàn cảnh như vậy dần dần nổi lên. Chính là trong hoàn cảnh “cực đoan” này, chúng ta có thể hpats hiện kinh tế dân gian đang “kéo dài” động lực lớn mạnh, cũng là trong hoàn cảnh cực đoan này, chúng ta sẽ bị thúc đẩy suy nghĩ về một trật tự có khả năng rong tương lai. 

“Nguyên lực” là một khái niệm trong bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao”, nhằm chỉ động lực ở tầng thấp nhất. Nguyên lực thức tỉnh là nói về những động lực tầng thấp nhất vốn trầm lắng lâu ngày cuối cùng đã nổi lên mặt nước. Trong bối cảnh ma sát thương mại và cục diện quốc tế hết sức rối ren này, ngược lại càng dễ nhìn rõ rằng: trong quan hệ kinh tế của Trung Quốc với thế giới hôm nay, thứ nguyên lực thực sự chính là lực lượng của trật tự thương nhân. Nguồn nguyên lực này luôn tồn tại nhưng trường kỳ trầm lắng không tự giác. Đến ngày nay, tiến hóa công nghệ và sản xuất rất có thể sẽ đưa nó lên hàng đầu lịch sử. Nguyên lực nên được thức tỉnh và cũng cần phải thức tỉnh. 

Tác giả là Thi Triển - Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc. 

Theo Bắc Kinh Nhật báo

Post a Comment

Tin liên quan

    -->