Trung Quốc bắt đầu lợi dụng dịch Covid-19 để “giở trò” ở Biển Đông

Một con tàu Trung Quốc gây căng thẳng với các tàu Việt Nam năm ngoái, đã quay trở lại vùng biển gần Việt Nam trong khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang thúc đẩy sự hiện diện ở Biển Đông trong lúc các đối thủ tranh chấp khác đang phải đối phó với coronavirus.


Các tàu của Việt Nam năm ngoái đã mất hàng tháng trời theo sát tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất số 8 của Trung Quốc trong vùng biển giàu tài nguyên có tiềm năng trở thành điểm nóng toàn cầu này. 

Hôm qua, con tàu này - một công cụ được dùng để khảo sát địa chấn xa bờ, đã xuất hiện trở lại ở vị trí cách bờ biển Việt Nam 158 km, tức là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Bên cạnh nó có ít nhất một tàu hải cảnh của Trung Quốc, theo như dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web theo dõi di chuyển tàu thuyền. Cũng theo dữ liệu này thì ít nhất 3 tàu Việt Nam đã di chuyển với các tàu Trung Quốc. 



Sự hiện diện của tàu Hải Dương Địa Chất 8 ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam diễn ra trước khi kết thúc 15 ngày giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc để chống lây lan coronavirus của Việt Nam. 

Sự việc này cũng diễn ra sau vụ đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam ở gần các hòn đảo trong vùng biển tranh chấp (cụ thể là gần Hoàng Sa) tháng này, một hành động đã dẫn đến phản đối từ Việt Nam và những cáo buộc rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và đe dọa sinh mạng của các ngư dân. 

Nước Mỹ hồi tháng trước đã cử một tàu sân bay đến cảng Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, và lần này đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá. 

Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố đề cập đến Trung Quốc rằng: “Chúng tôi kêu gọi PRC (tức viết tắt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) tiếp tục tập trung vào hỗ trợ các nỗ lực quốc tế để chống đại dịch toàn cầu, và ngừng lợi dụng sự bối rối hoặc đang khó khăn của nước khác để gia tăng các yêu sách phi pháp của mình ở Biển Đông”. 

Philippines - nước cũng có yêu sách tranh chấp ở Biển Đông, cũng đã nêu quan ngại. 


Hôm thứ 7 tuần trước tờ thời báo Hoàn Cầu, một ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nói Việt Nam sử dụng các sự cố tàu đánh cá để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi sự xử lý “kém cỏi” của họ với coronavirus. 

Được trợ giúp bởi chính sách cách ly diện rộng và truy vết quyết liệt, Việt Nam đã ghi nhận 265 ca nhiễm coronavirus và chưa có ca nào tử vong. Gần 122000 xét nghiệm coronavirus đã được thực hiện ở Việt Nam. 

Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều năm đối đầu trong vùng Biển Đông giàu tiềm năng năng lượng. 

Đường “9 đoạn” hình chữ U của Trung Quốc trên bản đồ đã đánh dấu một vùng rộng lớn mà họ yêu sách, trong đó chồng lên những phần lớn thềm lục địa Việt Nam - nơi Việt Nam đã cấp phép khai thác dầu khí. Malaysia và Brunei cũng yêu sách một số vùng biển mà Trung Quốc yêu sách ở phía Nam. 


Trong cuộc đối đầu năm ngoái, ít nhất 1 tàu hải cảnh Trung Quốc đã ở hàng tuần trong vùng biển gần một giàn khoan dầu trong một lô dầu khí Việt Nam do tập đoàn Rosneft của Nga vận hành trong khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 thì thực hiện các hoạt động bị nghi là khảo sát dầu khí ở trong một vùng rộng lớn thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam. 

Hà Hoàng Hiệp - thành viên tại Viện nghiên cứu ISEAS - Yosof Ishak ở Singapore nói: “Việc triển khai tàu này là động thái của Bắc Kinh để một lần nữa quyết đoán một cách vô căn cứ chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc đang sử dụng dịch coronavirus để gia tăng sự quyết đoán ở Biển Đông trong lúc Mỹ và châu Âu đang vật lộn để đương đầu với coronavirus chủng mới”. 

Theo Reuters

Bình luận: Ngay bên dưới đoạn trích dẫn những bình luận của tờ thời báo Hoàn Cầu, các tác giả bài viết trên tờ Reuters liền nêu sơ lược những thành tích chống dịch của Việt Nam. Không nói thẳng ra nhưng đây là một cú vả vào mồm thời báo Hoàn Cầu khi nói không biết ngượng rằng "Việt Nam dùng vụ việc tàu đánh cá để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi sự xử lý 'kém cỏi' của họ trước coronavirus". 

Post a Comment

Tin liên quan

    -->