Báo TQ kêu gọi học tập cách chụp ảnh quân sự của Việt Nam

Dưới đây là một bài viết trên tờ Toutiao để so sánh về các hình ảnh chụp vũ khí trang bị của phóng viên Việt Nam và phóng viên Trung Quốc, qua đó chỉ ra sự khác biệt lớn.



Nhật Bản bị rất nhiều cư dân mạng gọi là “thợ chuyên chụp ảnh giải phóng quân”. Họ thường đi theo các tàu chiến của Trung Quốc để chụp ảnh và điều bi hài là những bức ảnh chụp về trang bị của Trung Quốc thường thường là có hiệu quả tốt hơn các bức ảnh của quân đội Trung Quốc tự chụp. 




Nhưng rất nhiều người không biết rằng còn có một nước nữa, tuy tàu chiến của nước họ không quá tốt nhưng người ta lại có kỹ thuật chụp ảnh hơn người nên có thể biến những tàu chiến nhỏ thành những đại hạm. Đất nước này chính là láng giềng của Trung Quốc: Việt Nam. 

Trong ấn tượng của mọi người, Hải quân Việt Nam là một lực lượng nhanh nhẹn tháo vát nhưng trang bị chỉ bình thường. Sự thực cũng đúng là như vậy, các tàu chủ lực của Hải quân Việt Nam chỉ có vài tàu hộ vệ Gepard mua từ Nga. Sức chiến đấu của các tàu này cũng chỉ tương đương các tàu hộ vệ lớp 056 của Trung Quốc và số lượng cũng không có nhiều, không thể nào so sánh được với số lượng tàu 056 đã hạ thủy. 

Tuy nhiên người Việt Nam cũng có tuyệt nghệ. Tuy tàu chiến của họ không tốt nhưng kỹ thuật chụp ảnh lại rất đáng cho các nhà nhiếp ảnh quân đội của Trung Quốc phải học tập. Xét đến cùng tuyên truyền cũng là một loại phương thức để nâng cao sức chiến đấu, không thể tùy tiện chụp bừa. 



Trước tiên chúng ta hãy xem những bức ảnh chụp tàu ngầm Kilo nhập khẩu từ Nga của hai nước Trung Quốc, Việt Nam. Cả hai nước sau khi nhập khẩu đều đem những tàu ngầm này làm tàu ngầm chủ lực trong đội tàu ngầm thông thường cho nên tần suất những tàu này được chụp ảnh rất cao. Con tàu ngầm cỡ lớn với lượng giãn nước 3000 tấn này vốn có thể tích rất lớn nhưng mà khi Trung Quốc chụp thì lại ra một con tàu nhỏ như thế này: 



Trong khi đó phóng viên của Việt Nam chụp thì con tàu lại giống như một mãnh thú dưới nước vậy: 



Nếu nói tàu ngầm chưa đủ thì chúng ta hãy xem tàu mặt nước. Mọi người đều biết Hải quân Việt Nam lấy tàu chiến nhỏ và tàu hạng nhẹ làm chủ lực, không có tàu chiến cỡ lớn nào. Thế nhưng dưới ống kính của các nhà nhiếp ảnh bậc thầy của Việt Nam, nó có hình tượng của một hạm đội hổ bán trên biển. 

Ví dụ một trong những tàu chủ lực nhất của Việt Nam là tàu tên lửa lớp Nhện độc (tức tàu Molniya) mua từ Nga. Tuy lượng giãn nước của nó chỉ khoảng hơn 400 tấn nhưng dưới ống kính các nhà nhiếp ảnh Việt Nam, nó lại trở nên to lớn như một tàu tuần dương tên lửa. 



Ngoài tàu lớp Nhện độc, tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gepard của Việt Nam cũng chỉ có lượng giãn nước trên 1000 tấn nhưng dưới ống kính của họ thì nó lại giống như là một con mãnh thú bằng sắt thép nổi trên mặt biển như những tàu cỡ lớn. 



Ngoài những bức ảnh chụp hình ảnh quân sự, Việt Nam còn rất thích chụp những bức ảnh sinh hoạt với không khí nồng hậu, đặc biệt là có sự tham gia của phụ nữ. 



So với Việt Nam, những điều phóng viên của Trung Quốc phải học hỏi có rất nhiều. Chẳng hạn tàu của Trung Quốc có lượng giãn nước đến vạn tấn như tàu lớp 055 nhưng dưới ống kính của họ thì nó lại thành thế này: 



Hoặc như tàu khu trục lớp 052D với lượng giãn nước đến 6000 tấn nhưng dưới ống kính của phóng viên Trung Quốc thì nó chỉ như thế này: 



Không nghi ngờ gì nữa, kỹ thuật chụp ảnh tốt là một việc lớn để cổ vũ sĩ khí nhân tâm nhưng nếu chụp bừa chụp ẩu mà vẫn tự đắc ý thì đó lại là một việc vô cùng đáng tiếc. Ở đây chúng ta cũng cần kêu gọi các bên liên quan nên học hỏi từ các quốc gia khác, đừng làm theo kiểu cẩu thả như trước nữa.

Theo Toutiao

Post a Comment

Tin liên quan

    -->