Việt Nam sẽ thành trung tâm sản xuất được ưa chuộng của thế giới sau Covid-19

Gia tăng chi phí lao động, cuộc chiến tranh thương mại tốn kém với Mỹ và giờ đây là một dịch bệnh có nguồn gốc từ nước này. Các sự kiện của vài năm gần đây đã đe dọa làm xói mòn vị trí là công xưởng thế giới của Trung Quốc.


Nhưng dù cho các nước khác, bao gồm Ấn Độ, đang chạy đua để trở thành điểm đến được ưa chuộng của các công ty đang muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc thì Việt Nam đã nổi lên như một đối thủ mạnh mẽ để nắm lấy một phần lớn trong thế giới hậu Covid-19. 



Đây là các dữ liệu. Chỉ số Kearney US Reshoring so sánh dữ liệu sản xuất đầu ra và đầu vào của 14 nước châu Á đã nổi lên một mức cao kỷ lục hồi năm 2019 với mức suy giảm nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 17%. 

Phòng thương mại Mỹ ở Hoa Nam cũng phát hiện thấy 64% các công ty Mỹ ở miền Nam Trung Quốc đang xem xét di chuyển sản xuất đến nơi khác, theo báo cáo của Medium. 

Tuy nhiên nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã tăng trưởng khi hai kẻ cựu thù này đang gia tăng quan hệ thương mại gần gũi hơn. 

Trung Quốc cũng đối mặt với các cạnh tranh mạnh mẽ từ những nước nhỏ hơn khác như Thái Lan, Bangladesh và Philippines vì chi phí lao động của các nước đó rẻ hơn. 

Nhưng Việt Nam đã nỗ lực trong việc thu hút các công ty nước ngoài, cung cấp cho các nhà sản xuất quyền truy cập vào khu vực tự do thương mại ASEAN và các hiệp ước ưu tiên thương mại với các nước từ châu Á đến EU và Mỹ. 


Việt Nam gần đây đã tăng cường sản xuất thiết bị y tế và tài trợ các vật tư cần thiết cho các nước đang chống dịch Covid-19, bao gồm cả Mỹ, Nga, Italy, Pháp, Đức và Anh. 

Theo Nomura, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 8% trong năm 2019 nhờ vào tăng trưởng xuất khẩu. Năm nay kinh tế Việt Nam cũng dự kiến tăng trưởng 1,5%. 

Ngân hàng Thế giới dự báo trong kịch bản tồi tệ nhất vì Covid-19, GDP Việt Nam sẽ giảm xuống 1,5% trong năm nay nhưng như vậy vẫn còn tốt hơn hầu hết các nước Nam Á. 

Theo CNBCTV18

Post a Comment

Tin liên quan

    -->