Mỹ kêu gọi Ấn Độ giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua đã kêu gọi Ấn Độ tập trung vào chuỗi cung ứng nội địa và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn cung ứng y tế và viễn thông. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang xấu đi nghiêm trọng.



Pompeo nói tại diễn đàn Hội đồng Doanh nhân Mỹ - Ấn được tổ chức trực tuyến rằng: Ấn Độ có cơ hội để dich chuyển “chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc và giảm sự phụ thuộc vào các công ty Trung Quốc trong các lĩnh vực như viễn thông, y tế và các lĩnh vực khác”. 

Ông Pompeo nói thêm: “Ấn Độ ở vị trí này vì họ đã giành được lòng tin của nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Mỹ”. 

Chính quyền Mỹ đã thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc về dịch Covid-19 và cáo buộc các công ty của Trung Quốc như Huawei về tội gián điệp mạng và tạo điều kiện cho vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, những điều này Huawei và Bắc Kinh đều phủ nhận. 



Mỹ cũng phản đối luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc đối với Hong Kong. 

Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston - việc làm xấu đi đáng kể quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giữa bối cảnh họ cáo buộc người Trung Quốc hoạt động gián điệp. 

Quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc đã căng thẳng sau vụ đụng độ biên giới ở dãy Himalaysas tháng trước khiến 20 binh sỹ Ấn Độ tử vong. 

Pompeo cáo buộc Trung Quốc khởi đầu cho vụ xung đột này nhưng Bắc Kinh phủ nhận. 

Pompeo nói: “Vụ đụng độ gần đây được khởi đầu bởi PLA (viết tắt của Giải phóng quân nhân dân) chỉ là ví dụ mới nhất về các hành vi không thể chấp nhận được của CCP’s (viết tắt của Đảng Cộng sản TQ). 


Ấn Độ gần đây đã cấm hàng chục ứng dụng di động của Trung Quốc, bao gồm ứng dụng TikTok nổi tiếng, nhưng vẫn chưa đả động đến Huawei sau khi cho phép công ty viễn thông này tham gia vào thử nghiệm mạng 5G. Ấn Độ là một trong những nhà cung cấp dược phẩm lớn của thế giới và họ phụ thuộc tới 70% vào nguồn nguyên liệu thô từ Trung Quốc để làm thuốc. 

Trong một diễn biến khác, Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ, Taranjit Singh Sandhu, nói rằng New Delhi đã mở cửa cho các công ty Mỹ xây dựng các nhà máy sản xuất ở nước này. 

Cuộc đối đầu của quân đội Ấn Độ với Trung Quốc đã thúc đẩy các kêu gọi về quan hệ an ninh gần gũi hơn với Mỹ và các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản. 

Ấn Độ đang hiện đại hóa lực lượng quân sự để thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc và tăng cường hướng về Mỹ hơn là nhà cung cấp truyền thống của họ là Nga. 

Theo Aljazeera

Post a Comment

Tin liên quan

    -->