Việt Nam vượt qua cơn bão Covid-19 - chính sách tốt hay may mắn?

Kinh tế và con người Việt Nam thường được mô tả là “đàn hồi”. Không ở đâu điều này phù hợp hơn là trong vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19. Sau khi kiểm soát thành công dịch bệnh, Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng GDP 1,8% trong nửa đầu năm 202 dù cho hầu hết thế giới gặp tình trạng tiêu cực trong tăng trưởng. 



Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới hồi tháng 7/2020, tình hình kinh tế Việt Nam gần đây là kết quả của động lực tăng trưởng kép - nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa - đã liên tiếp phát huy trong 2 quý đầu năm 2020. 

Từ tháng 1 đến giữa tháng 7, việc xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng 13% một tháng với các đối tác thương mại như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, đã trở thành điều hấp dẫn. Trong giai đoạn này, tiêu dùng nội địa suy giảm vì phong tỏa và giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Sau đó từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 6, kinh tế nội địa đã phục hồi với sản xuất tăng trưởng 30% mặc dù xuất khẩu máy móc sụp đổ. Ngân hàng Thế giới dự báo tỉ lệ tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam đạt 2,8 đến 3% và sẽ trở lại tốc độ tăng trưởng 6,8% như trước khi dịch bệnh vào năm 2021. 


Dự báo này phụ thuộc vào sự tích cực của chính phủ trong việc sử dụng các chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn và nền kinh tế tiếp tục hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại và đầu tư trong trung hạn thông qua việc Việt Nam tham gia các thỏa thuận tự do thương mại khu vực như EVFTA đã ký tháng 6/2020. 

Một trong những biện pháp tức thời để hỗ trợ tăng trưởng là nới lỏng hạn chế di chuyển khi du lịch đóng góp 10% tăng trưởng GDP. Sau nhiều tháng có rất ít ca nhiễm và không có ca tử vong, các báo cáo hồi tháng 8 đã tăng lên khoảng 1000 ca nhiễm và 25 ca tử vong có nguồn gốc từ khu vực Đà Nẵng - một khu vực du lịch nổi tiếng trong nước. 

Đến cuối tháng 9, con số ca nhiễm được báo cáo là 1100 và 35 ca tử vong nhưng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng trong 27 ngày. Vì lệnh hạn chế di chuyển được áp đặt đã đang được gỡ bỏ nên ảnh hưởng kinh tế từ việc này có thể không đáng kể. 

Các biên pháp tài khóa khác gồm tăng cường giải ngân cho các chương trình đầu tư công, đặc biệt là giải ngân vốn ODA. Hỗ trợ chiến lược từ khu vực tư nhân như đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số quốc gia cũng đang được thực thi. 

Giữa tháng 8, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố ra mắt nền tảng blockchain akaChain để giúp các công ty rút ngắn thời gian trong các công việc như thủ tục điện tử Hải quan, các chương trình chấm điểm tín dụng và khách hàng thân thiết. Cải thiện an ninh và tính minh bạch cũng có tiềm năng trong tương lai nhờ công nghệ này. Trong một nước với nhân khẩu học tương đối trẻ, dạy và học từ xa cũng như khám chữa bệnh từ xa là sự tiến bộ đã được thúc đẩy bởi Covid-19. 

Khu vực tư nhân chính thức là một khu vực cần trợ giúp. Khu vực tư nhân không chính thức của Việt Nam (như trong du lịch và các dịch vụ khác) rất lớn và có thể phục hồi nhanh hơn khu vực tư nhân chính thức một khi các hạn chế vì Covid-19 được nới lỏng. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới chỉ ra một số rủi ro gắn với chiến lược từ ngắn đến trung hạn này. 


Trước hết, trong vị thế đối ngoại của Việt Nam, tăng trưởng xuất khẩu cùng đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng tiền chảy vào mạnh mẽ trong 5 năm qua đã tạo ra một lớp đệm khá thoải mái về dự trữ ngoại hối. Cấu trúc công nghiệp của Việt Nam là xuất khẩu gắn chặt với đầu vào nhập khẩu. Vì thế sự suy giảm đáng kể trong xuất khẩu máy móc cơ bản đi theo sự suy giảm trong nhập khẩu cho nên cân bằng thương mại về máy móc không ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều nghịch lý là sự thiếu các liên kết hỗ trợ trong cơ cấu công nghiệp Việt Nam là một trở ngại nghiêm trọng cho tăng trưởng nhanh trong dài hạn. 

Thứ hai, củng cố tài chính trong 3 năm qua có nghĩa là có một số không gian để thúc đẩy tài khóa trong ngắn hạn mà không cần gia tăng đáng kể nợ công - vốn đã giảm xuống chiếm khoảng 55% GDP. Thật vậy, sự gia tăng thêm nợ công dự kiến có thể tăng thêm áp lực đối với quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước - một chương trình đã đình trệ từ năm 2018. Điều này sẽ có lợi ích đáng kể trong dài hạn. 

Cuối cùng, việc nới lỏng tiền tệ lúc này là cần thiết nhưng có thể dẫn tới làm giảm giá trị hơn nữa các khoản vay và làm tăng một lượng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Việc quản lý các rủi ro này sẽ thử thách sự hiệu quả của các cơ cấu quản lý của chính phủ và cần thiết cho sự tăng trưởng dài hạn. 

Các cải cách cơ bản cần thiết để đạt được mục tiêu vượt qua bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam vẫn không thay đổi. Chúng gồm tái cấu trúc ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước và xây dựng các tổ chức công hiệu quả có trách nhiệm. 

Trong một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam và trong thời kỳ nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, khả năng phục hồi ngắn hạn cần được kết hợp với sự sẵn sàng chính trị để tiếp tục các cải cách thể chế - điều sẽ tạo động lực trong dài hạn. 

Mặc dù đây có thể là một phần của may mắn trong sự chuyển dịch thương mại và đầu tư ngắn hạn cũng như trong thời gian xử lý dịch bệnh nhưng các chính sách tốt đã và sẽ tiếp tục giữ vai trò sống còn trong việc bảo đảm cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế dài hạn. 

Theo Diễn đàn Đông Á

https://www.eastasiaforum.org/2020/10/06/vietnams-economy-weathers-the-covid-19-storm-good-policy-or-luck/

Post a Comment

Tin liên quan

    -->