Các nhóm vũ trang, nhân tố có thể làm thay đổi cục diện Myanmar

Bất ổn sau đảo chính ở Myanmar đã làm nổi bật một số nhóm vũ trang sắc tộc của đất nước này sau khi 3 nhóm trong số đó đe doạ trả đũa chính quyền vì đã đàn áp đẫm máu với những người biểu tình. 

Một số nhà phân tích đang cảnh báo cuộc khủng hoảng này có thể trở thành xung đột kịch liệt hơn nếu những phe nổi dậy này thực hiện những lời đe doạ của họ. 

Sau khi được độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1948, Myanmar là một khối hỗn độn các nhóm văn hoá, dân tộc và ngôn ngữ. Trong hàng thập kỷ sau đó, đất nước này đã xảy ra hàng loạt cuộc đấu tranh lộn xộn ở các khu vực khác nhau về quyền tự trị, đặc tính dân tộc, thuốc phiện, đá quý và các nguồn tài nguyên khác. Các cuộc xung đột này đã sản sinh ra các nhóm phiến quân chống lại quân đội Myanmar, vốn được thống trị bởi người Bamar. 




Có một ước tính của tổ chức Khủng hoảng Quốc tế nói rằng 1/3 lãnh thổ Myanmar – hầu hết là các vùng biên giới, hiện đang được kiểm soát bởi các đơn vị phiến quân vũ trang. 

Các nhóm vũ trang chính gồm có Quân đội Nhà nước Wa thống nhất, Liên minh Quốc gia Karen, Quân đội Độc lập Kachin, Quân đội Arakan, Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang và Quân đội Đồng minh Dân chủ Các dân tộc Myanamr. 

Từ năm 2015, 10 nhóm vũ trang đã ký một thoả thuận ngừng bắn toàn quốc với chính phủ dân sự sau khi Myanmar bắt đầu quá trình chuyển giao dân chủ sau hàng thập kỷ quân đội cầm quyền. 

Tuy nhiên đấu tranh đã tiếp tục ở một số nơi, đặc biệt là ở bang Kachin và bang Shan ở phía Bắc, bang Rakhine ở phía Tây. 

Cuộc xung đột Kachin đã tiếp diễn từ 2011 sau khi thoả thuận ngừng bắn kéo dài 17 năm bị phá vỡ, khiến ít nhất 100.000 người phải di tản. Còn ở Rakhine, những năm đánh nhau giữa Quân đội Arakan với quân chính phủ đã giết chết hàng trăm người và buộc hơn 200.000 người phải rời bỏ nhà cửa. 

Với lực lượng thường trực 25000 người, Quân đội bang Wa thống nhất được TQ hậu thuẫn là một trong những quân đội phi chính phủ lớn nhất thế giới. 

Tuy nhiên nhóm này chủ yếu bám vào vùng đất tự trị ở biên giới phía Bắc và đến nay nó có rất ít dính lứu đến hậu quả của cuộc đảo chính. 

Bang Shan là nơi một số tổ chức được phép tự trị một cách không chính thức theo một thoả thuận khó khăn với quân đội Myanamr. Đây cũng là nơi sản xuất phần lớn ma tuý đá của Myanmar và việc sản xuất ma tuý đá được cho là nguồn thu nhập chính của một số nhóm nổi dậy. 

Nhiều nhóm nổi dậy đã nhanh chóng chỉ trích cuộc đảo chính ngày 1-2 lật đổ lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi. Liên minh Quốc gia Karen, nhóm nổi dậy có thâm niên nhất ở Myanmar đã nói cuộc đảo chính này sẽ gây hại cho quốc gia. 

Còn Hội đồng Khôi phục bang Shan ở miền Bắc nói quân đội đã vi phạm “mọi quy tắc dân chủ” và không đáng tin cậy. 

Khi chính quyền đàn áp thẳng tay với các cuộc biểu tình chống đảo chính những tuần gần đây, hàng trăm người đã chạy sang các khu vực miền Đông do Liên minh Quốc gia Karen kiểm soát để được che chở. 

Cuối tuần qua, quân đội Myanmar đã không kích ở bang Karen. Đây là cuộc không kích đầu tiên trong 20 năm qua với mục tiêu là Lữ đoàn số 5 của Liên minh Quốc gia Karen sau khi nhóm vũ trang này chiếm 1 căn cứ quân sự. 

Vào ngày thứ 3 30/3, ba nhóm vũ trang gồm Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang, Quân đội Đồng minh Dân chủ các Dân tộc Myanmar và Quân đội Arakan, đã ra một tuyên bố chung đe doạ trả đũa đối với những hành động đàn áp biểu tình của quân đội khiến hơn 500 dân thường thiệt mạng. 

Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế mô tả Quân đội Arakan là một lực lượng chiến đấu hiệu quả đã giáng những thiệt hại nặng nề lên quân đội Myanmar ở bang Rakhine. 

Theo SCMP

https://www.scmp.com/week-asia/explained/article/3127646/myanmars-ethnic-armed-groups-and-why-their-threats-against

Post a Comment

Tin liên quan

    -->