Việt Nam nhảy vọt trong thứ hạng an ninh mạng toàn cầu

Việt Nam đã được Liên minh Viễn thông Quốc tế - cơ quan chuyên trách về ICT của Liên Hợp Quốc xếp thứ 25 trong số 182 quốc gia trong Chỉ số An ninh mạng toàn cầu (GCI) năm 2020. Đây là bước tiến nhảy vọt so với thứ hạng 50 của năm 2018 và 100 của năm 2017.



Sự nhảy vọt này đã vượt qua cả mục tiêu vào top 30 trong xếp hạng GCI vào năm 2030 (theo Quyết định số 749/QD-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ) và nó chứng minh rằng Việt Nam đã quyết tâm và thực hiện tốt việc bảo đảm an ninh mạng và xử lý tội phạm mạng.

Bộ Công an Việt Nam – nhà chức trách trung ương về an ninh mạng – đã quyết đoán điều tra, phát hiện và khởi tố các loại tội phạm mạng trong vài năm qua. Hoạt động này tập trung vào xử lý các giao dịch dữ liệu cá nhân bất hợp pháp, tiết lộ thông tin cá nhân khi chưa được phép và đánh cắp dữ liệu cá nhân.

Theo đề xuất của Bộ Công an Việt Nam về xây dựng dự thảo Nghị định Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân, các ưu tiên và mục tiêu lập pháp của chính phủ trong việc xây dựng nghị định này bao gồm việc giải quyết 3 loại tội phạm mạng nói trên.



Năm 2019, Việt Nam thành lập Trung tâm Điều phối/ Nhóm Ứng phó sự kiện khẩn cấp an ninh mạng (VNCERT/CC). Cơ quan này được giao nhiệm vụ điều phối ứng phó các sự cố an ninh và thẩm tra an ninh thông tin trên toàn quốc. Việc thành lập VNCERT/CC là đúng lúc khi xét đến sự gia tăng số lượng các vụ tấn công mạng ở Việt Nam.

Một cơ quan khác để giải quyết các loại tội phạm mạng chính là Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05) thuộc Bộ Công an. Cả VNCERT/CC và Cục A05 đã có tác động lớn đến hoạt động bảo đảm an ninh mạng. Luật pháp Việt Nam yêu cầu những người quản lý hệ thống thông tin phải báo cáo ngay lập tức các sự cố an ninh mạng cho VNCERT/CC. Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng phải báo cáo các nguy cơ lỗ hổng dữ liệu cho người dùng dịch vụ và các cơ quan an ninh mạng.

Tương tự như vậy, Chính phủ đã ban hành Quyết định 942/QD-TTg ngày 15/6/2021 để phê chuẩn chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số trong giai đoạn 2021-2025 với tầm nhìn đến 2030. Chiến lược này nhằm đưa Việt Nam vào top 30 nước trong Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2030.

Điều đáng kể là Việt Nam đã quy định trách nhiệm cụ thể cho việc bảo đảm an ninh mạng. Đặc biệt, chính phủ đã có kế hoạch phát triển các hệ thống đánh giá an ninh mạng, giám sát và phản ứng với những sự cố an ninh mạng cho các hệ thống thông tin liên quan đến an ninh quốc gia theo Luật An ninh mạng.

Phát triển một hệ thống phân tích và xử lý dữ liệu lớn để bảo vệ an toàn thông tin mạng quốc gia và thiết lập một hệ thống ứng phó cho các sự cố an toàn thông tin mạng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quốc gia.

Xây dựng một không gian mạng an toàn sẽ bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo đảm sự phát triển bền vững. Việt Nam đã đang tiến bộ tốt để đạt được kết quả như đã thấy trong Chỉ số An ninh mạng toàn cầu. Tuy nhiên doanh nghiệp nên lưu ý đến bối cảnh an ninh mạng luôn thay đổi ở Việt Nam với nhiều luật đang được áp dụng. Ví dụ luật pháp và thực tiễn thi hành ở Việt Nam tập trung vào việc trừng phạt những người trực tiếp thực hiện tội phạm chứ không phải người kiểm soát dữ liệu. Các ý kiến cho rằng trách nhiệm của những người kiểm soát dữ liệu nên được nâng cao, đến gần đây mới bắt đầu được nêu lên.

Theo Lexology

https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=6a2897f4-9234-4cbc-9a26-69136dfbfc84

Post a Comment

Tin liên quan

    -->