50 năm sau Mậu Thân, Mattis đến Việt Nam tìm kiếm quan hệ gần gũi hơn

Một nửa thế kỷ sau Cuộc tấn công Tết đập tan hy vọng chiến thắng của người Mỹ ở Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis sẽ thăm cựu thù này để tìm kiếm một chiến thắng khác: Sự tiến triển quan hệ đối tác trong một nơi của thế giới mà Lầu Năm Góc đã xác định là sống còn cho Mỹ để cạnh tranh với Nga và Trung Quốc.


Mattis - một tướng lĩnh nghỉ hưu đã ở trong lực lượng Lính thủy đánh bộ trong chiến tranh Việt Nam nhưng không phục vụ ở Việt Nam. Ông đã đến Indonesia hôm nay và sẽ ở đây 2 ngày trước khi thăm Hà Nội để hội đàm với các quan chức cao cấp chính phủ và quân đội.

Thật trùng hợp, Mattis sẽ ở Việt Nam chỉ vài ngày trước dịp kỷ niệm cái ngày mà cách đây 50 năm lực lượng Cộng sản bắt đầu mở cuộc tấn công Tết (30-31/1/1968), khi Bắc Việt tấn công một loạt mục tiêu quan trọng ở miền Nam, gồm thành phố Huế - cố đô thời phong kiến và biểu tượng văn hóa trên sông Hương. Vào lúc đó, Mattis là một sinh viên tại trường Columbia ở Richland, Washington. Năm sau đó ông tham gia lực lượng Dự bị Lính thủy đánh bộ.

Cuộc tấn công Tết mang lại cho Bắc Việt một thanh thế lớn, mặc dù rút cục nó là một thất bại quân sự. Nó làm sụp đổ bầu không khí tin tưởng trong các lãnh đạo Mỹ rằng họ sẽ sớm chiến thắng trong một thỏa thuận hòa bình có lợi. Nhìn lại trước năm 1968, chỉ huy hàng đầu của Mỹ ở Việt Nam là tướng William Westmoreland, đã tuyên bố câu nổi tiếng trong một phát biểu ở Washington tháng 11/1967 rằng chiến tranh đã sắp bươc vào giai đoạn “khi kết thúc bắt đầu xuất hiện trong tầm nhìn”.
Cuộc chiến đã kéo dài trong hơn 7 năm, kích thích những cuộc biểu tình đường phố ở Mỹ và làm rung chuyển chính trường Mỹ, trước khi miền Bắc thống nhất đất nước và người Mỹ cuối cùng rút khỏi vào năm 1975.

Những cựu thù đã dần dần gác sang một bên các khác biệt thời chiến của họ, một phần vì chia sẻ lo ngại về sự gia tăng sức mạnh quân sự và nhiều tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông. Chính quyền Trump xem Việt Nam là một đối tác để chống lại yêu sách lãnh thổ quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông - gồm Trường Sa - một quần đảo nơi Đài Loan, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Brunei cùng tuyên bố chủ quyền.

Mattis nói ông không mong chờ chủ đề chiến tranh xuất hiện trong cuộc hội đàm của ông tại Việt Nam.

Trên chuyến bay đến châu Á, Mattis nói: “Nó phần lớn đã trở thành một vấn đề của quá khứ”.

Bất chấp thời gian trôi qua, di sản của cuộc chiến tranh chưa bao giờ chìm đi.

Hai nước không bình thường hóa quan hệ cho đến tận năm 1995. Và sau đó lại mất đúng 2 thập kỷ nữa trước khi Washington hoàn toàn gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Người Việt đã mở rộng vòng tay đón lấy quan hệ đối tác mới khi họ theo đuổi quan hệ ngoại giao và an ninh đa phương trong khu vực vì lo ngại sức mạnh áp đảo của Trung Quốc. Việt Nam đã chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979 và sự cay đắng vẫn còn sâu sắc.

Lứa những tướng lĩnh hàng đầu nước Mỹ hiện nay quá trẻ để phục vụ ở Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân cuối cùng là cựu chiến binh Việt Nam là Đô đốc Mike Mullen - người đã phục vụ trên một tàu khu trục năm 1969 mà con tàu đó đã hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh Mỹ và VNCH gần Đà Nẵng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ duy nhất đã chiến đấu ở Việt Nam là Chuck Hagel - người đã bị thương năm 1968. Ông đã làm ông chủ Lầu Năm Góc từ 2013 đến 2015.


Nhưng chiến tranh không phải là một di tích lịch sử tại Lầu Năm Góc. Một văn phòng ít được biết là Defense POW-MIA Accounting Agency, vẫn đang tích cực tìm kiếm và xác định các thi hài của người Mỹ bị giết ở Việt Nam. Hàng thập kỷ tìm kiếm vẫn chỉ tìm được khoảng 1200 người. Thêm vào đó có khoảng 350 người mất tích ở Lào, Campuchia và Trung Quốc. Mattis có thể thăm cơ quan đại diện của POW-MIA trong chuyến thăm của mình. 

1 Nhận xét

  1. Đào lại quá khứ làm gì nữa ads ? Chiến tranh giữa Việt Nam & Mỹ chỉ là bất đồng về ý thức hệ chứ lợi ích chiến lược của 2 quốc gia luôn có nhiều điểm chung, Mỹ không mong sẽ thôn tính Việt Nam như ai kia! Mỹ chỉ mong Việt Nam ta đi theo con đường họ vẽ sẵn thôi! Bây giờ tốt nhất là tự chủ, nói đu giây cũng được! trung lập cũng được! Chơi chân thành với tất cả các nước nhưng Tuyệt đối không được nghiêng hẳn về bên nào, vì rất dễ rước họa vào thân lắm.

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn