Gần đây truyền thông Việt Nam đưa tin, lực lượng phòng không
Việt Nam kế hoạch năm 2018 bắt đầu đàm phán với phía Nga về việc mua 2 tiểu
đoàn tên lửa S-400 để bổ sung cho sự khiếm khuyết của tên lửa Sam-2. Hiện nay
phòng không Việt Nam đã có 2 tiểu đoàn tên lửa S-300 PMU1, nếu Việt Nam đàm
phán thành công mua S-400 sẽ cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 4
nước mua thành công tên lửa S-400. Trung Quốc mua 6 tiểu đoàn, Ấn Độ mua 8 tiểu
đoàn, Thổ Nhĩ Kỳ mua 4 tiểu đoàn.
Hiện nay, phía Nga chưa có dấu hiệu là có nhận đề nghị của
Việt Nam hay không. Trước mắt Nga đang trang bị hàng loạt tên lửa S-400 cho lực
lượng phòng không, được biết hiện tại đã có 6 tiểu đoàn chính thức phục vụ ở
Moscow, Vladvostok, Leningrad, Crimea với tổng số khoảng 200 xe phóng. Nghe nói
trong đó có một tiểu đoàn bố trí rất gần Hắc Long Giang.
Tên lửa S-300 Việt Nam hiện nay có 2 tiểu đoàn, trong đó chủ
yếu đặt tại thủ đô Hà Nội và căn cứ hải quân quan trọng Hải Phòng. Trận địa tên
lửa cách thủ đô 25 km. Trận địa này do chuyên gia kỹ thuật Nga giúp đỡ xây dựng.
Vị trí này cách Vân Nam khoảng 160 km. Theo chuyên gia quân sự Việt Nam, Việt
Nam sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU1 có thể đánh chặn tên lửa đạn
đạo chiến thuật ở cự ly trên 40 km, tính năng cao hơn hệ thống chống tên lửa
Patriot-2 của Hoa Kỳ.
Phòng không Việt Nam cho là tuy các xe phóng rất nặng nề, đến
hơn 10 tấn nhưng xe phóng 5P85SE của Belarus chế tạo vẫn có thể dễ dàng di chuyển
trên các con đường đông đúc của Việt Nam, đặc biệt là sau mùa mưa đường sá lầy
lội, và thậm chí có thể di chuyển cả trong rừng.
Trước nay, phòng không Việt Nam mỗi năm phái sang Nga số lượng
lớn học viên, chủ yếu học thao tác tên lửa. S-300 và S-400 trong thao tác sử dụng
khác biệt không nhiều, phòng không Việt Nam có thể dễ dàng tiếp thu tên lửa
S-400.
Việt Nam còn dùng S-300 và S-400 trong tương lai phối hợp với
radar chuyên bắt máy bay tàng hình nhập khẩu từ Belarus, chủ yếu bổ sung cho hệ
thống radar của S-300. Nó là radar sóng mét, nói rằng có thể phát hiện máy bay
tàng hình, mục tiêu đối phó của nó chính là máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Đồng
thời tên lửa S-300 Việt Nam có thể đánh chặn tên lửa hành trình. Nếu phòng
không Việt Nam trang bị tên lửa S-400, theo chuyên gia quân sự Việt Nam nói, nếu
đặt nó ở bờ biển, có thể giám sát toàn bộ đảo Hải Nam hoặc chí ít là một nửa đảo
này nằm trong tầm bắn của tên lửa phòng không S-400.
Lực lượng phòng không Việt Nam rất chú trọng sử dụng tên lửa
phòng không. Trước đây, vào năm 1972, lực lượng phòng không Việt Nam đã thực hiện
một chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”. Được biết, tổng cộng phòng không Việt
Nam và quân Mỹ đã giao chiến hơn 1700 lần, bẻ gãy hơn 20 đợt tiến công của quân
Mỹ. Phòng không Việt Nam đã bắn tổng cộng hơn 4500 quả tên lửa trong số 7500 quả
tên lửa Liên Xô và Trung Quốc viện trợ. Việt Nam cũng đã sử dụng 98 bệ phóng
tên lửa SA-2 và Hồng Kỳ-2, bắn hạ 31 chiếc máy bay ném bom chiến lược và 54 chiếc
máy bay khác của Mỹ. Tính trong cả năm 1972, phòng không Việt Nam tuyên bố bắn
rơi hơn 2000 chiếc máy bay Mỹ, trong đó SA-2 bắn rơi 421 chiếc.
Không chắc các số liệu bắn rơi máy bay Mỹ của Việt Nam có
chính xác không, mặt khác như tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam hiện nay,
một quả tên lửa có giá 1,5 đến 1,8 triệu USD. Đặc biệt hệ thống S-400 càng đắt
đỏ, đối với nền kinh tế còn khó khăn của Việt Nam mà nói như vậy là quá đắt. Nếu
muốn phát động lại một trường chiến dịch bắn hàng ngàn quả tên lửa thì cơ bản
là không có khả năng. Chỉ dựa vào 2 tiểu đoàn S-400 mà muốn giành quyền khống
chế trên không thì thật là nói mơ.
Mõ bình luận: Mỗi tên lửa phòng không như S-300 hay S-400 đều
rất đắt đỏ, giá hàng triệu USD cho nên rõ ràng muốn bắn hàng ngàn quả tên lửa
như năm 1972 là điều không thể. Tuy nhiên ngược lại, các loại máy bay tàng hình
hiện nay như J-20, F-22 cũng không phải nhiều nhặn gì. Mỹ chỉ có trên 200 chiếc
F-22 còn Trung Quốc mới chỉ có vài nguyên mẫu J-20 đang trong quá trình thử
nghiệm hoàn thiện, chưa đi vào sản xuất đại trà. Mặt khác với những tính năng
ưu việt như họ công bố, chi phí của nó rất đắt đỏ, khó có thể sản xuất hàng
trăm chiếc trong thời gian ngắn. Nếu trong một cuộc đối đầu, dùng một hoặc vài tên
lửa giá một hai triệu USD bắn hạ được một máy bay chiến đấu tàng hình giá cả
trăm triệu USD thì cũng vẫn là có lãi.
Theo Sohu
Đắt quá thì nền kinh tế không chịu nổi nếu có chiến tranh, qd ta đã có tên lửa kct15 thì nên tận dụng chi nhiều hệ thống. Theo tôi thù vn mình cũng nên chú trọng hiện đại hóa hệ thống vk đánh gần. Đấy là sở trường của ta
ReplyDeletekct 15 là tên lửa chống hạm tức là dùng trên biển. nó ko phải tên lửa phòng ko bạn ak.
DeleteGóp ý . Nếu ta cứ giao tranh gần , cận chiến thì thiệt hại rất nhiều về cơ sở hạ tầng của cả chính phủ và người dân ( trên biển thì cũng phải bảo vệ các con đường trên biển chứ ) . Ý kiến cá nhân t thì phòng thủ đc càng xa Việt Nam càng tốt . Phòng thủ hết tầm lãnh thổ ở cả trên bộ hay trên biển , trên không .
DeleteLên đầu tư cho quân sự vừa thôi. Một năm 1 hợp đồng là đc . Nhìn thấy bảng giá của vũ khí quân sự mà thấy thương người Trung bộ . Còn các buôn bản vùng sâu nữa ...
ReplyDeleteCác bạn muốn hoà bình xây dựng kinh tế thì hãy chuẩn bị cho chiến tranh.
ReplyDeleteVn e ngại tên lửa đạn đạo DF15 20 của trung quốc dù co mua dc s400 khó mà đánh chặn dc vn nên mua thand của mỹ hay hơn
ReplyDeleteBọn Tầu mà. Cái gì của chúng cũng nhất và còn hơn cả Nga, Mỹ . Trong thực chiến từ giữa năm 1969 đến đầu năm 1972 thì số tên lửa phòng không (Hòng kỳ 2) đươc Tầu SX theo giấy phép của LX đã được đưa sang VN đánh nhau với KQ Mỹ và kết quả là ta đã phải bỏ không dùng đc vì chúng có cái "cải tiến" đến độ khi phóng đạn lên không điều khiển được bị rơi xuống đất do chúng không chống được nhiễu của Mỹ > Do vậy khi đó ta đã phải loại bỏ đi 2 trung đoàn.
ReplyDelete