Báo TQ: Việt Nam đang nhặt được nhiều "của trời cho" từ thương chiến Mỹ - Trung

Việt Nam đang nắm được cơ hội chưa từng có từ làm sóng sản xuất và đơn hàng xuất khẩu khi xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đẩy các doanh nghiệp đến đất nước này. Tuy vậy những lo ngại vẫn còn đó. 


Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đến Mỹ đã tăng gần 40% trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc trong cùng giai đoạn đã giảm 13% - theo dữ liệu của Financial Times ngày 28/6. 

Ở một khía cạnh khác, ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura nói trong báo cáo tháng 6 rằng Việt Nam là người được lợi nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi thu được 7,9% GDP từ các doanh nghiệp mới chuyển đến. 

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, năm 2018, GDP Việt Nam ước tính là 241,3 tỷ USD với dân số 95 triệu người. 



Các trung tâm sản xuất ASEAN như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan chắc chắn được hưởng lợi từ sự xoay chuyển các đơn hàng xuất khẩu cũng như làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh hơn trong trung hạn khi các nhà sản xuất thực hiện đa dạng hóa, đa quốc gia chuỗi cung ứng của họ ngoài Trung Quốc. 

Nathan Resnick - CEO của công ty nguồn cung ứng doanh nghiệp Sourcify ở Mỹ nói: “Nhu cầu sản xuất ở Việt Nam đã tăng đột biến. Từ dữ liệu của chúng tôi, có vẻ nhu cầu sản xuất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đã tăng 30%”. 

Công ty của Nathan phối hợp với các nhà máy trong các trung tâm sản xuất ở Trung Quốc để sản xuất hàng may mặc, phụ kiện, giường và khuôn ép. 

Resnick nói với thời báo Hoàn Cầu: “Nhiều người nước ngoài đang bắt đầu đầu tư vào Việt Nam nên dòng tiền đang đổ vào nước này nhiều hơn làm tăng trưởng nền kinh tế”. 

Tran Van Giang - Tổng Giám đốc một công ty sản xuất giày nằm gần thành phố Hồ Chí Minh nói với thời báo Hoàn Cầu rằng ông đã nhận được nhiều đơn hàng hơn từ năm ngoái và nhà máy của ông đã kín việc cho đến hết năm nay. Ông nói: “Hiện giờ chúng tôi đang nhận đơn hàng cho năm 2020”. 


Tran Van Giang cũng nói: “Hiện tại chúng tôi đã và đang nhận được các đơn hàng đầu tiên từ khách hàng Mỹ. Chúng tôi đã bắt đầu hợp tác với các nhà đầu tư Trung Quốc từ năm ngoái. Chúng tôi nghĩ nếu dòng vốn vào Việt Nam, nó sẽ giúp các công ty ở Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển”. 

Khi nhiều nhà máy nước ngoài đầu tư được mở ra và phát triển ở quốc gia Đông Nam Á này, Tran đã phát hiện thấy việc thuê công nhân khó khăn hơn vì giờ đây người lao động có nhiều lựa chọn. Trong khi đó, Tran cũng bày tỏ lo ngại về việc liệu Mỹ có áp đặt thuế với hàng sản xuất ở Việt Nam vào một ngày nào đó không. 

Nguy cơ tiềm tàng 


Mặc dù Việt Nam và các nước khác có lợi từ chiến tranh thương mại, họ cũng không hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Những thất thường do chiến tranh thương mại gây ra là điều không tốt cho kinh tế toàn cầu, trong đó bao gồm cả Việt Nam - đất nước đã theo đuổi hội nhập toàn cầu thông qua các thỏa thuận khu vực và song phương. 

Ling Dequan - thành viên nghiên cứu cao cấp tại hội nghiên cứu Huayu ở Bắc Kinh nói với thời báo Hoàn Cầu rằng tranh chấp thương mại Việt - Mỹ rất giống với quan hệ Mỹ - Trung trong lĩnh vực thâm hụt thương mại. 



Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 17 của Mỹ với kim ngạch thương mại song phương 58,9 tỷ USD năm 2018. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam năm 2018 là 39,5 tỷ USD theo dữ liệu từ văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. 


Ling nói: “Không rõ liệu có ngày nào đó Mỹ sẽ vung cây gậy chủ nghĩa bảo hộ đơn phương với Việt Nam không khi mà công nghiệp sản xuất của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Đó chỉ là vấn đề thời gian”. 

Bộ Tài chính Mỹ hôm 3/7 nói họ sẽ đánh thuế 456% đối với một số sản phẩm thép được sản xuất ở Hàn Quốc, Đài Loan rồi sau đó chuyển đến Việt Nam xử lý vài công đoạn nhỏ để xuất khẩu đi Mỹ. 


Hợp tác với các đối tác thương mại và mở cửa cho đầu tư nước ngoài là những trụ cột quan trọng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam những năm qua, vì thế nước này hy vọng tham gia vào tiến trình xây dựng một thế giới mở và tự do thương mại. 

Vào ngày 30/6, Việt Nam và EU đã ký một thỏa thuận tự do thương mại ở Hà Nội. Trong đó 99% các loại thuế quan sẽ bị loại trừ giữa hai đối tác thương mại này. Hai bên cũng ký một thỏa thuận bảo hộ đầu tư. 

Nguồn: http://www.globaltimes.cn/content/1157062.shtml

Post a Comment

Tin liên quan

    -->