TQ được miêu tả ra sao trong sách giáo khoa của Mỹ, Nhật, Hàn?

Mỗi khi nhắc đến lịch sử, người Trung Quốc đều rất tự hào nhưng còn người nước ngoài khi nói về lịch sử Trung Quốc thì như thế nào. Sau đây là hình ảnh Trung Quốc được viết trong sách giáo khoa của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.

Trước hết là Nhật Bản – đất nước khó có thể thoát ly hoàn toàn với Trung Quốc. Vì nguyên nhân văn hóa của bản thân Nhật Bản, trong khi miêu tả về lịch sử Trung Quốc, Nhật Bản có rất nhiều phiên bản sách giáo khoa khác nhau. Tuy các phiên bản sách giáo khoa rất hỗn loạn nhưng cơ bản đối với lịch sử cổ đại của Trung Quốc có thái độ tôn trọng. 




Trong sách giáo khoa Nhật Bản, trường thành của Trung Quốc được xem là đối tượng được tôn trọng nhất. Từ chỗ khởi điểm đó, họ nói tới các vương triều phồn vinh nhất là Hán Đường. Tứ đại phát minh của Trung Quốc cũng được miêu tả tường tận. 

Trên phương diện giáo dục, người Nhật chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho gia nên cũng coi Khổng Tử là thánh nhân. Trong sách giáo khoa, họ không ngại học hỏi rất nhiều chế độ tiên tiến của Trung Quốc, cũng có thể thừa nhận Nhật Bản trong thời nhà Đường được gọi là người Nhật Bản. 

Nhưng khi nói về lịch sử cận và hiện đại Trung Quốc, phong cách hoàn toàn khác. Khi miêu tả về Trung Quốc, người Nhật thường xuất hiện một số từ vựng phụ, chẳng hạn: yếu đuối, vô năng, đồi phế (tức là suy thoái, suy sụp tinh thần). Nói tới cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, một số sách giáo khoa của Nhật tự đặt họ thành người bị hại, chỉ sử dụng rất ít từ ngữ để thừa nhận tội ác xâm phạm Trung Quốc.




Trong khi đó, hình ảnh Trung Quốc trong sách giáo khoa của một lân bang khác là Hàn Quốc thì lại cho thấy rõ sự cuồng vọng của Hàn Quốc. Trong thời gian dài, Trung Quốc là thiên triều đối với Hàn Quốc nhưng Hàn Quốc hiện tại không sẵn sàng thừa nhận sự việc này. Trong sách viết về lịch sử Trung Quốc, họ thường mở rộng ra thành lịch sử cả châu Á, nguyên nhân rất đơn giản là chỉ có làm như vậy mới có thể cho thấy sự cống hiến của Hàn Quốc trong lịch sử phát triển của châu Á.


Về phương diện văn hóa học tập, Nhật Bản bày tỏ rõ ràng là họ đã học hỏi rất nhiều tri thức văn hóa của Trung Quốc nhưng người Hàn Quốc thì lại cho rằng họ và Trung Quốc cùng nhau tạo ra văn minh rực rỡ. Lấy ví dụ như tứ đại phát minh của Trung Quốc, Hàn Quốc thừa nhận đây là phát minh của Trung Quốc nhưng lại nói thuật in ấn truyền thống đời Tống đã theo sự thay đổi triều đại mà bị thất truyền rồi, còn tự thân Hàn Quốc đã phát triển một thuật in khắc chữ của họ. 

Đối với sự tương tác của Trung Quốc và Triều Tiên trong lịch sử, Hàn Quốc luôn đưa ra thái độ cực đoan. Họ xem đông bắc Trung Quốc là lãnh thổ cũ của họ và các cuộc chinh phạt của các hoàng đế thời Đường đối với Cao Li là hành động phi nghĩa, bản thân nước họ phải liều chết chống cự mới đẩy lùi được những kẻ xâm lược. 



So với Hàn Quốc và Nhật Bản, sách lịch sử của Mỹ lại đặt Trung Quốc vào một vị trí rất quan trọng. Bởi vì sách giáo khoa Mỹ có quan hệ rất trực tiếp với các bang sở tại của họ. Ví dụ sách giáo khoa lịch sử của bang Georgia, trong sách vẫn có 9 chương miêu tả lịch sử Trung Quốc, trong đó từ thời đại Hạ, Thương cho đến Minh, Thanh, sách lịch sử Mỹ so với sách lịch sử của bản thân Trung Quốc có một số chỗ tương đồng. 

Sách giáo khoa Mỹ chủ yếu lấy bình thực tự thuật làm chủ, căn cứ ghi chép kinh điển chân thực là chính, nhân tố chủ quan rất ít. Phía Mỹ càng ngày càng nhận thức được liệu pháp châm cứu của Trung Quốc. Họ nói rằng kỹ thuật y học cổ đại này đã chinh phục được rất nhiều người Mỹ. Họ còn khách quan đánh giá rằng Trung Quốc từng là một chính phủ trung ương tập quyền. Đương nhiên đây cũng là một biểu hiện mở cửa của Mỹ. 

Theo Toutiao

Post a Comment

Tin liên quan

    -->