Trung Quốc nan giải trong nỗ lực chống dịch và cứu nguy kinh tế

Nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng đưa đất nước trở lại làm việc ở thời điểm 1 tháng sau khi công bố lệnh cách ly chưa từng có đối với hàng triệu người. Tuy nhiên họ đối mặt khó khăn giữa việc ngăn chặn virus và hỗ trợ cho nền kinh tế đang loạng choạng.


Vũ Hán và vùng phụ cận trong tỉnh Hồ Bắc - trung tâm của đợt bùng phát corona, đã trở thành tâm điểm của các nố lực ngăn chặn dịch bệnh trong 4 tuần qua. Khi số ca tử vong leo lên tới hơn 2000 người chết tên toàn cầu và các ca nhiễm vượt qua 75000, phần lớn các ca vẫn ở trong khu vực cách ly. 

Nhưng dịch bệnh này đã lan xa ra ngoài Trung Quốc trước khi Hồ Bắc bị phong tỏa và một số khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất là những trung tâm sản xuất và kinh tế cung cấp động lực cho nền kinh tế Trung Quốc. 



Tỉnh Quảng Đông ở miền Nam, đối diện Hông Kong và là nơi có những hãng sản xuất khổng lồ quốc tế như nhà cung cấp Foxconn của Apple, là tỉnh bị ảnh hưởng tồi tệ thứ hai sau Hồ Bắc với 1339 ca được xác nhận nhiễm corona và 5 ca đã tử vong. 

Tỉnh Chiết Giang ở miền Đông, gần Thượng Hải, là nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 4 với 1205 ca nhiễm và 1 ca tử vong. Đây cũng là nơi đóng nhiều công ty, trong đó có người khổng lồ có tầm ảnh hưởng là Alibaba - một công ty thương mại điện tử sánh nhang với Amazon và eBay. 

Những con số lây nhiễm đó cao hơn nhiều so với 639 trường hợp được ghi nhận trên khắp Trung Quốc vào hôm 23/1 khi Hồ Bắc được đặt vào phong tỏa. 

Tình hình này không thể so sánh trực tiếp vì corona đã lây lan ở Vũ Hán trong tình trạng không kiểm soát nhiều tuần trước khi được cách ly và các bệnh viện quá tải có vẻ đã cho bệnh nhân về nhà khiến bệnh lây lan. Trong khi đó, nhà chức trách ở những nơi khác đã bắt đầu kiểm soát các ca lây nhiễm sớm hơn và có nguồn lực tốt hơn để cách ly và điều trị những người bệnh, điều đó thể hiện ở tỉ lệ tử vong thấp hơn nhiều. 


Tốc độ lây lan của dịch bệnh này có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Vũ Hán là một trung tâm kinh tế khu vực với liên kết đến nhiều trung tâm quan trọng khác, và thực tế là virus corona đã lây lan trong những ngày đầu nhiễm bệnh khi bệnh nhân có rất ít triệu chứng, từ đó gây khó khăn cho việc xác định các nguồn lây nhiễm. 

Tuy nhiên Trung Quốc không thể để các nhà máy của họ nằm yên hay các nhà hàng và cửa hiệu trống không. Nhà chức trách đã lo ngại về suy giảm tăng trưởng sau khi năm ngoái chứng kiến tỉ lệ tăng chậm nhất trong 3 thập kỷ qua. 

Một nhà kinh tế học có ảnh hưởng của Trung Quốc đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng corona có thể phá hủy hoàn toàn phần trăm tăng trưởng của năm nay. Vì thế nhà chức trách đang cố gắng cân bằng hai rủi ro khó lường, một là cho phép hoạt động kinh tế trở lại với nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan mạnh hơn; hai là mở đường cho sự sụp đổ của nền kinh tế bằng cách giữ mọi thứ trong phong tỏa. 

Nhiều công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc đã ở vào tình trạng lơ lửng bên miệng hố và một làn sóng phá sản đã đang được dự báo. 


Luo Xiaohua - Giám đốc Guangdong Meijie Group nói với China Business News: “Năm nay công ty tôi không nói về lợi nhuận. Mục tiêu chính của chúng tôi chỉ là sống sót”. 

Ở Thâm Quyến, thành phố giáp Hong Kong, các doanh nghiệp được nói rằng họ có thể trở lại công việc ngay lập tức nếu có các biện pháp kiểm soát virus corona, bao gồm tẩy rửa sát trùng và cung cấp cho công nhân 2 khẩu trang 1 ngày, kiểm tra thân nhiệt và có kế hoạch được quan chức địa phương phê chuẩn. Tuy nhiên vẫn có khoảng cách giữa chỉ dẫn và thực tế. 

Một nữ công nhân 52 tuổi ở một nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa tại Thâm Quyến nói: “Chúng tôi bắt đầu hôm nay nhưng ông chủ chỉ cho chúng tôi 1 khẩu trang khi tất cả chúng tôi biết ông ấy nên cung cấp cho chúng tôi 2 chiếc”. 

Người nữ công nhân này cũng nói thêm: “Chồng tôi làm việc tại một nhà hàng gần đây, cũng chỉ nhận được 1 khẩu trang 1 ngày”. 


Đưa người lao động trở lại làm việc là một vấn đề nữa cho những công ty đã sẵn sàng mở cửa trở lại. Xiao - một người nhập cư từ Tứ Xuyên nói rằng chỉ khoảng 20 người trong 50 người làm việc ở nhà máy đã trở lại từ các địa phương khác. 

Bộ trưởng vận tải TQ nói hồi tuần trước rằng: Nói chung, chưa đến 1/3 trong 300 triệu công nhân nhập cư của Trung Quốc - những người cung cấp động lực cho mọi thứ từ các nhà máy đến các nhà hàng, đã trở lại các thành phố sau kỳ nghỉ tết ở quê. 

Một số người lo lắng về virus, những người khác không dám chắc rằng công ty của họ có mở cửa lại không nhưng số đông thì đang vật lộn để di chuyển với các biện pháp hạn chế di chuyển mới nghiêm ngặt để giảm tốc độ lây lan bệnh dịch. Vé tàu đã bị hạn chế còn xe bus thì nhiều tuyến đã hủy bỏ. 

Để cố gắng kháng cự, tỉnh Chiết Giang đã cung cấp 100 triệu tệ tiền trợ cấp để giúp người dân quay lại, các chính sách thuế mới để hỗ trợ doanh nghiệp và thậm chí cho thuê ô tô, tàu hỏa để vận tải công nhân trở lại làm việc. 

Một công nhân tại trung tâm công nghệ ở Hàng Châu - nơi đã có 169 ca nhiễm bệnh được xác định, nói rằng vận tải không phải vấn đề trong một nền kinh tế tập trung vào lao động trình độ cao - “Hàng Châu chúng tôi không có nhiều công nhân nhập cư” - nhưng các nỗ lực của chính quyền để người dân trở lại là đáng khích lệ. 



Trong quyết định trở lại làm việc, các quan chức cũng có thể đang phải cân nhắc sự lây lan nhanh chóng của corona ở những nơi khác khi các trường hợp nhiễm bệnh đã xuất hiện trên khắp Trung Đông và con số càng tăng ở những nước láng giềng châu Á. 

Nhiều chuyên gia bệnh truyền nhiễm hiện nay tin rằng dịch bệnh có thể thành đại dịch, thậm chí Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng cơ hội để kiểm soát dịch đang bị thu hẹp. 

Nếu như việc cách ly và đóng cửa các doanh nghiệp không thể ngăn chặn Covid-19 như nó đã từng ngăn chặn dịch Sars 2003 thì ảnh hưởng lên nền kinh tế địa phương sẽ nặng nề và người dân có vẻ ít có khả năng phòng thủ hơn, cả ở Trung Quốc và bên ngoài.

Theo The Guardian

Post a Comment

Tin liên quan

    -->