Báo Ấn Độ: Hãy làm như VN

Hôm qua (2/7) tờ Thời báo Ấn Độ đăng một bài viết trên mục Ý kiến với tựa đề “Làm như Việt Nam: Tối đa hóa nguồn lực hạn chế để quản lý cả Covid và nền kinh tế một cách tuyệt vời”.

Bài báo của Thời báo Ấn Độ (Times of India) viết: “Việt Nam đã quản lý dịch bệnh “rất tốt”. Đất nước này có dân số 97 triệu người và một đường biên giới sôi động với Trung Quốc nhưng đã chỉ ghi nhận 355 ca nhiễm virus corona và chưa có một ca nào tử vong. 



Bởi lẽ đó họ đã nhận được những khoản “cổ tức Covid” ở chỗ việc sớm trở lại bình thường chuyển thành các khoản đầu tư lớn hơn khi các công ty đa quốc gia tìm cách sắp đặt lại chuỗi cung ứng của họ. Thời gian phong tỏa ở Việt Nam không tác động quá xấu đến việc kinh doanh vì chính phủ cho phép các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực bán lẻ được tiếp tục hoạt động. Và trước khi phong tỏa, Việt Nam đã ở trong một vị trí ngọt ngào khi giành được hầu hết thị trường xuất khẩu ở châu Á trong 5 năm qua. Dựa vào đó họ đã tăng trưởng kinh tế ở mức 7% một năm. 

Mặc dù các nền kinh tế khác đang được đánh giá trái ngược nhưng ADB vẫn dự báo tăng trưởng GDP ở Việt Nam năm nay vào khoảng 4,1%. Quản lý tốt là một chìa khóa ở đây. Không phải là Việt Nam không có những chỗ dễ tổn thương hay là do vận may đã rơi vào lòng họ. Bài học thực tế ở đây là làm sao giảm thiểu các điểm yếu và phát huy các thế mạnh. 

Trước tiên xét về trận chiến Covid. Các cơ sở y tế của Việt Nam không tiên tiến bằng các nước khác trong khu vực. Nếu các ca lây nhiễm ở đây lên đến hàng trăm ngàn thì hệ thống y tế cũng sẽ phải vật lộn. Tỉ lệ bác sĩ của Việt Nam chỉ là 8 bác sĩ/ 10.000 dân, con số này tốt hơn một chút so với Ấn Độ nhưng không là gì so với con số 22 của Brazil hay 26 của Mỹ. Tuy nhiên cái Việt Nam thiếu trong nguồn lực đã được bù đắp nhờ vào sự chuẩn bị và ngăn chặn. 



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên chiến với coronavirus ngay từ tháng 1. Thay vì tin vào những câu chuyện của Trung Quốc ở thời điểm đó, có tin tức nói Việt Nam đã thực hiện những cuộc tấn công mạng vào đây để thu thập tin tức tốt hơn về sự lây nhiễm. Việt Nam không có được sự giàu có như Hàn Quốc để xét nghiệm trên diện rộng. Thay vào đó họ huy động toàn đảng, toàn quân và mạng lưới giám sát khổng lồ của nhà nước để theo dõi tỉ mỉ và truy vết mọi ca lây nhiễm, cách ly cả những trường hợp tiếp xúc thứ hai, thứ ba. Đó là một việc làm không có gì là thích thú nhưng đã được tổ chức tốt và thực hiện nghiêm ngặt. 

Một độc giả ngoan cố có thể sẽ cho câu chuyện kỳ diệu này là vì đó là đất nước một đảng và truyền thông bị nhà nước kiểm soát. Và cũng như vậy, họ sẽ bị ngạc nhiên về việc làm thế nào lòng yêu nước đã giúp huy động toàn bộ xã hội Việt Nam. Điều này cũng giống như thấy cây mà không thấy rừng. Sự đồng thuận không thể kéo dài nếu không có một hệ thống chính quyền đủ năng lực. 

Ở Việt Nam người dân đang cảm thấy tự hào dân tộc về những gì đất nước họ đã làm tốt hơn thế giới trong kiểm soát Covid. Hình ảnh thời chiến và các ngôn từ hùng biện cũng đã được sử dụng để thôi thúc chủ nghĩa dân tộc như ở các nước khác. Tuy nhiên nếu chính phủ của họ xử lý công việc thực tế không tốt thì tất cả những cảm xúc này sẽ kết thúc trong sự tồi tệ. 

Đối với quản lý nền kinh tế, Hà Nội đang sử dụng các gói kích thích kinh tế để giải quyết một số thiếu sót cơ sở hạ tầng - điểm nghẽn làm cản trở sự hội nhập của các công ty nội địa vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ các tuyến metro mới đến đường cao tốc, các dự án lớn đang được báo cáo là đẩy nhanh tốc độ. 


Từ năm 2016 đến 2018, Việt Nam đã leo từ bậc 64 lên bậc 39 trong chỉ số năng lực quốc gia về logistic của Ngân hàng Thế giới (World Bank Logistic Performance Index). Điều đó cho thấy đất nước này đã làm có hiệu quả như thế nào trong việc di chuyển hàng hóa trong nội địa và xuyên biên giới. Nhưng cái đáng kể nhất của họ là FTA (thỏa thuận tự do thương mại) với EU đã được phê chuẩn tháng trước. Một lần nữa, điều này lại cho thấy Việt Nam đã tung hứng nhiều quả bóng một cách khác lạ như thế nào khi mà đây là FTA đầu tiên của thế giới xuất hiện kể từ khi đại dịch Covid bùng phát. 

Những cuộc đàm phán lâu dài của Ấn Độ về FTA với EU và Mỹ đã bị cản trở vì lo ngại về các rủi ro. Việt Nam cũng có những lo ngại của họ. Ví dụ, như nhà kinh tế Trinh Nguyen đã nhấn mạnh, FTA này đòi hỏi toàn bộ chuỗi cung ứng trong hai thị trường phải giảm thuế về 0. Đây là một thách thức cho Việt Nam vì họ phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đã không lựa chọn trò chơi phòng thủ. Họ đã chọn cuộc đánh cược mà có thể và sẽ nâng cao thêm nữa. 

Nghiên cứu khảo sát của Pew năm 2014 phát hiện 51% công chúng Việt Nam rất lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự tiềm năng với Bắc Kinh. Số lượng này chắc đã tăng lên khi Trung Quốc gia tăng quyết đoán ở Biển Đông kể từ đó đến nay. Tuy nhiên vì sự phụ thuộc về kinh tế nên như họ vẫn nói: Khi Trung Quốc hắt hơi thì Việt Nam bị cảm lạnh. Để cố gắng thay đổi tương lai, Hà Nội đang hành động lâm sàng, xây dựng các liên minh và lập kế hoạch thay đổi trong dài hạn. Trong khía cạnh này thì EVFTA là một thành công vang dội. 



Đối với Ấn Độ thì đó lại là tin xấu. Trong 56 công ty đã di chuyển cơ sở khỏi Trung Quốc từ 2018 đến 2019, Nomura phát hiện rằng Việt Nam giành được 26 công ty, Đài Loan 11, Thái Lan 8 và Ấn Độ 23. Giờ đây ý muốn “dịch chuyển” sang chúng ta thậm chí còn ít hơn. 

Để thực sự khuyến khích các công ty nước ngoài mở cửa hàng ở đất nước này, chúng ta chỉ đang đuổi theo chứ chưa phải dẫn đầu cuộc đua. Dĩ nhiên nền kinh tế và nhân lực của Ấn Độ lớn hơn nhiều lần. Với những cải cách và quản lý thích hợp, họ có thể làm cho tiến trình thu hút này nhanh hơn. Nếu không như vậy thì thế hệ người Ấn Độ trước đây đã choáng váng trước mức sống của Trung Quốc còn thế hệ ngày nay có thể sẽ phải đối mặt với điều tương tự ở Việt Nam. 

Theo Times of India

Post a Comment

Tin liên quan

    -->