Hai nhóm tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông

Hải quân Mỹ đã lần đầu tiên cử 2 nhóm tàu sân bay vào Biển Đông kể từ năm 2014 trong khi Trung Quốc đang thực hiện tập trận ở vùng biển tranh chấp.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan. 

Tàu USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang thực hiện hoạt động tàu sân bay kép và tập trận ở Biển Đông để hỗ trợ cho một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, thông tin do Hải quân Mỹ đưa ra hôm 4/7. 

Trong khi đó, quân đội Trung Quốc cũng đang tập trận 5 ngày quanh quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này - chú thích của Mõ Quốc Tế). Việt Nam và Philippines đã phản đối cuộc tập trận này còn Washington thì chỉ chích cuộc tập trận như một hành vi làm mất tác dụng của các nỗ lực nhằm làm giảm căng thẳng khu vực. 

Hôm 2/7, Lầu Năm Góc nói rằng các hành động của Bắc Kinh sẽ “gây bất ổn hơn nữa cho tình hình ở Biển Đông”, và họ nói thêm rằng cuộc tập trận này đã vi phạm các cam kết của Trung Quốc trong thỏa thuận với các đối thủ tranh chấp khác. 




Các cuộc tập trận đồng thời của lực lượng Mỹ và Trung Quốc trong vùng biển chiến lược này là tình huống nổi bật nhất trong một loạt các hoạt động được tổ chức trong những vùng gần nhau, khi hai cường quốc này đang cạnh tranh quyền thống trị tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Mỹ đã nhiều lần cử tàu chiến vào Biển Đông hồi tháng 4 sau khi Trung Quốc quấy nhiễu các tàu đánh cá và tàu khai thác dầu của Việt Nam và Malaysia. 

Các tàu sân bay Mỹ trong cuộc tập trận hiện nay ở Biển Đông đã hoạt động với nhau trong vùng biển Philippines từ 28/6. Các máy bay quân sự cùng tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ đã thường xuyên đi theo dõi nhau ở Biển Đông, kênh Ba Sĩ và biển Philippines. 

Hôm 24/6, một máy bay chiến đấu Trung Quốc đột ngột tiếp cận một máy bay tiếp dầu và một máy bay trinh sát hải quân của Mỹ ở đông nam Đài Loan, thông tin do các chuyên gia và nguồn tin của quân đội Đài Loan tiết lộ. Các nhà phân tích quân sự nói rằng chiếc máy bay trinh sát này đang tiếp dầu giữa chuyến bay để theo dõi một tàu ngầm Trung Quốc gần Pratas - một đảo san hô Đài Loan kiểm soát. 




Đại úy Chang Ching - một cựu chỉ huy của hải quân Đài Loan nói: “Đây là một hành động rất rủi ro. Họ đã gửi đến Mỹ một thông điệp: “Chúng tôi biết bạn ở đâu”. 

Kể từ khi bắt đầu cuộc tập trận của Mỹ ở Hoàng Sa hôm 1/7, các tàu trinh sát và máy bay của Mỹ đã liên tục theo dõi, theo dữ liệu từ website giám sát máy bay và tàu thuyền được chia sẻ bởi tổ chức Sáng kiến Phát hiện Chiến lược Biển Đông - một đơn vị thuộc Đại học Bắc Kinh.

Theo Financial Times

Post a Comment

Tin liên quan

    -->