Đe dọa đất hiếm của TQ gây phản xung quốc tế

Trung Quốc đã bắn một quả tên lửa bằng ngôn ngữ vào nhà sản xuất vũ khí Mỹ Lockheed Martin hồi tháng trước với đe dọa dựa trên ngành công nghiệp quan trọng chiến lược nhất của họ là đất hiếm. 

Nhà máy sơ chế đất hiếm của tập đoàn Lynas ở Malaysia. 


Vì các cấu kiện đất hiếm là cần thiết trong một loạt công nghệ cả quân sự và dân sự, chẳng hạn hệ thống dẫn đường vũ khí, cho nên sự kiểm soát của Trung Quốc về nguồn cung là một con bài quan trọng trong thương lượng thương mại và ngoại giao. 

Các lời đe dọa trước đó về việc cắt nguồn cung đối với các linh kiện này, đặc biệt là hai loại đất hiếm quan trọng nhất là neodymium và praseodymium, đã gây ra nhiễu loạn trong ngắn hạn trong thị trường và Trung Quốc cuối cùng phải lùi bước vì bị áp lực quá nặng và các khách hàng quốc tế tự phát triển chuỗi cung ứng của họ. 

Một thập kỷ trước tranh chấp với Nhật Bản đã dẫn tới lệnh cấm vận đất hiếm của Trung Quốc nhưng nó đã khiến Nhật tài trợ cho một mỏ đất hiếm mới ở Australia và một cơ sở chế biến gia công ở Malaysia. 

Lần này Trung Quốc đe dọa cấm vận đất hiếm đói với Lockheed Martin sau khi công ty này chiến thắng một hợp đồng nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Đài Loan. 

Phản ứng của Mỹ và đồng minh 

Liệu Trung Quốc có ý định thực thi một lệnh cấm vận không là chưa rõ nhưng bản thân lời đe dọa này đã gây ra phản ứng, trong đó chính phủ Mỹ và nhiều đồng minh của họ đang thúc đẩy các kế hoạch phát triển các nguồn cung đất hiếm bên ngoài Trung Quốc. 

Cũng đã có một phản ứng đáng kể của các nhà đầu tư – những người đã gia tăng cổ phần trong các công ty sản xuất hoặc đang có kế hoạch phát triển các mỏ đất hiếm. 




Diễn biến quan trọng nhất sau lời đe dọa nhằm vào Lockheed Martin là một hợp đồng giữa Bộ Quốc phòng Mỹ với một nhà khai mỏ đất hiếm Australia để xúc tiến khai thác với một đối tác tư nhân của Mỹ để chế biến đất hiếm trong một cơ sở riêng biệt ở Texas. 

Malaysia phê chuẩn một khu xử lý chất thải đất hiếm 

Tiếp đó trong tuần này chính phủ Malaysia đang phê chuẩn một khu vực được đề xuất dùng làm nơi xử lý chất thải đất hiếm vĩnh viễn. Đây là một động thái quan trọng để bảo đảm hoạt động lâu dài của nhà máy đang chế biến loại quặng này của Tập đoàn Lynas ở Australia. 

3 nước này đã gần tiến đến trạng thái đồng điệu để tăng tốc sự phát triển nguồn cung đất hiếm bên ngoài Trung Quốc trong những ngày sau khi Trung Quốc đe dọa Lockheed Martin. 

Sự tham gia của Australia là thông qua khai thác một trong những nơi giàu trữ lượng đất hiếm nhất thế giới tại Mt Weld ở miền Tây Australia. Malaysia là nơi sơ chế giai đoạn 1 cho loại quặng có phóng xạ nhẹ này và đó là lý do tại sao cần phải có một khu xử lý chất thải vĩnh viễn. Mỹ sẽ là nơi có nhà máy phân tách để chuyển hỗn hợp đất hiếm thành dạng sử dụng được. 

Các nhà đầu tư đang bắt đầu nhanajra rằng tranh chấp mới nhất này giữa Trung Quốc và cộng đồng quốc tế có thể là chìa khóa để tạo ra sự thống trị hàng thập kỷ của một ngành công nghiệp quan trọng chiến lược. 

Cổ phiếu Lynas đã tăng 12% trong tuần tày trên thị trường chứng khoán Australia và so với mức đáy vì dịch Covid-19 hồi tháng 3 thì nó đã tăng 130%. 

Lược theo Forbes

Tags: tin-tuc

Post a Comment

Tin liên quan

    -->