Sohu: EVFTA khiến doanh nghiệp TQ đứng trước hai mũi kiếm

Hiệp định tự do thương mại mất 8 năm đàm phán giữa Việt Nam và EU, ngày 1/8 vừa qua đã bắt đầu có hiệu lực. Do đó Việt Nam chính thức trở thành quốc gia đang phát triển đầu tiên ở châu Á Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với châu Âu. Sau khi hiệp định có hiệu lực, 71% sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào châu Âu và 65% sản phẩm xuất khẩu của châu Âu vào Việt Nam sẽ được lập tức miễn thuế.


Việt Nam và các nước liên minh châu Âu sẽ có 10 năm để từng bước giảm thuế thương mại song phương đến 99%. Chuyên gia kinh tế Việt Nam Phạm Chi Lan cho rằng hiệp định tự do thương mại này là “con đường cao tốc nối liền Việt Nam với liên minh châu Âu”. Học giả Trung Quốc Tôn Tiểu Nghênh cho rừng từ góc độ kinh tế thuần túy, hiệp định này có ảnh hưởng không nhiều đến hoạt động kinh doanh của các công ty Trung Quốc ở Việt Nam nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc cần chú ý rủi ro chính trị phía sau.

Hiệp định tự do thương mại này mang đến cho Việt Nam các cơ hội thể hiện chủ yếu ở nông sản, dệt may. Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương Việt Nam Đỗ Kim Lang nói rằng nhờ luồng gió này Việt Nam có hy vọng trở thành một trong 5 nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu may mặc lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Bangladesh, kim ngạch xuất khẩu may mặc ước tính chiếm 20% tổng xuất khẩu sẽ có cơ hội mở rộng. 

Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy năm 2019 Việt Nam xuất khẩu vào EU 42 tỷ USD còn EU xuất khẩu vào Việt Nam 15 tỷ USD. Ngân hàng Thế giới khi phân tích về hiệu ứng của hiệp định này đối với kinh tế Việt Nam thì cho rằng: “Đến năm 2030, nó sẽ khiến GDP Việt Nam tăng thêm 2,4%, xuất khẩu tăng 12%”. Năm 2019, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,02%, là năm thứ 2 liên tiếp tăng trên 7%. 





Các sản phẩm điện thoại nổi tiếng Trung Quốc như Oppo, Xiaomi, Huawei phát triển rất nhanh ở Việt Nam. Khảo sát của tổ chức Euromonitor International có trụ sở ở Anh cho thấy, năm 2019 tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc đã chiếm 25,5% thị phần ở Việt Nam, tiếp theo là Oppo chiếm 23,6%. 

Đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, sau khi hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU có hiệu lực, bất kể là sản phẩm Trung Quốc hay là sản phẩm của liên doanh Việt – Trung đều có thể đối mặt “hai mũi kiếm sắc”. 

Như tại thị trường châu Âu, sản phẩm Trung Quốc, đặc biệt là các ngành thâm dụng lao động như dệt may sẽ đối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chất lượng tương đương từ Việt Nam. Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm cơ điện Trung Quốc cũng có thể sẽ đối mặt với sự cạnh tranh của sản phẩm châu Âu. 


Tuy nhiên đối với doanh nghiệp Trung Quốc, thách thức cũng đi cùng cơ hội. Trong bối cảnh đang đối mặt dịch bệnh, việc Việt Nam phục hồi toàn diện hoạt động sản xuất vẫn còn đang trong quá trình bàn bạc nghiên cứu cẩn thận, doanh nghiệp Trung Quốc có thể lợi dụng thời cơ này tiến hành khảo sát toàn diện, tránh việc “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.


Điều đáng chú ý là, một số doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản liên tục rời khỏi Trung Quốc chuyển đến Việt Nam. Theo báo Kinh tế Nhật Bản, do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã tăng tốc. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng 28%. Công ty Samsung của Hàn Quốc cũng sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất máy tính ở Tô Châu và xem xét chuyển sang Việt Nam. 

Về phía doanh nghiệp Nhật Bản, công ty Fast Retailing, đơn vị vận hành Uniqlo cũng đã có hợp tác lập xưởng may ở Việt Nam. Việt Nam còn có rất nhiều hướng xuất khẩu linh kiện xe hơi, linh kiện máy móc của doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sang châu Âu. Hiệp định tự do thương mại có tác dụng thúc đẩy những doanh nghiệp này mở rộng sản xuất tại Việt Nam để thâm nhập thị trường châu Âu. 

Đối với những công ty đa quốc gia như Samsung, điều càng được chú trọng là Việt Nam có chi phí nhân công thấp. Lương công nhân Việt Nam mỗi tháng khoảng 250 USD, chỉ bằng 60% của Thái Lan, 30% của Trung Quốc. Hiện nay Samsung đầu tư ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực điện thoại, chế tạo linh kiện và lắp ráp. Công ty Samsung khá mạnh về công nghệ chip, màn hình, pin nhưng những lĩnh vực này ít đầu tư ở Việt Nam. 

Đối với bản thân Việt Nam, quá trình phát triển vẫn có rất nhiều vấn đề cản trở, ví dụ nguyên liệu phục vụ cho ngành may mặc chủ yếu là từ Trung Quốc và theo quy định của châu Âu thì “nguyên liệu phải ở tại chỗ”. Nếu tiếp tục sử dụng nguyên liệu chi phí thấp của Trung Quốc thì sẽ vi phạm quy định hiệp định và sẽ không được hưởng thuế ưu đãi. Ngoài ra, ở Việt Nam các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao còn rất ít. Cơ sở xây dựng của Việt Nam còn tương đối lạc hậu và tổng lượng nhân khẩu cũng không đủ (lưu ý nói không đủ là khi so với Trung Quốc), khiến cho tương lai chỉ có thể trở thành một phần “công xưởng thế giới” chứ không thể ở vị trí trung tâm. 





Thành viên nghiên cứu Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây Tôn Tiểu Nghênh ngày 7/8 khi tiếp nhận phỏng vấn của thời báo Hoàn Cầu đã nói rằng: Bản thân hiệp định tự do thương mại Việt Nam – Eu đối với các doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam không có nhiều tác động, ngược lại các doanh nghiệp Trung Quốc cần nâng cao cảnh giác đối với các nguy cơ chính trị. 

Tôn Tiểu Nghênh cho rằng, một mặt các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường EU cũng không có quá nhiều ưu thế. Lấy ví dụ như hải sản Việt Nam, do tình trạng đánh bắt trộm, nhiều quốc gia châu Âu hạn chế nhập khẩu sản phẩm này của Việt Nam. Điều này cũng phần nào phản ánh là Việt Nam chưa hiểu rõ nhiều quy tắc quốc tế, cũng không dễ tận dụng. Một mặt khác, đối với doanh nghiệp Trung Quốc, rất nhiều người tưởng rằng thông qua dán nhãn là có thể từ Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu nhưng xem xét lâu dài thì thị trường này sẽ ngày càng hẹp. 

Tôn Tiểu Nghênh cho rằng những năm qua, doanh nghiệp Trung Quốc vội vàng chạy đi “kiếm tiền” mà sơ ý không đánh giá nguy cơ chính trị ở nơi sở tại. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, viễn cảnh của doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam sẽ không quá tốt. “Đất nước đang đề xướng mô hình từng bước hình thành lấy chuỗi cung ứng trong nước làm chủ thể, bên cạnh đó quốc nội quốc tế song song tuần hoàn tương hỗ để thúc đẩy bước phát triển mới, doanh nghiệp Trung Quốc cần nghĩ biện pháp làm tốt “nội tuần hoàn” của bản thân, lấy đó làm cơ sở mới có thể làm tốt “song tuần hoàn” trong giao dịch ngoài biên cảnh”.

Theo Sohu

Post a Comment

Tin liên quan

    -->