Báo Mỹ: Chính quyền Trump điều tra VN là việc làm tự thất bại

Ngày 2/10, chính phủ Mỹ công bố họ đang mở một cuộc điều tra nhằm vào vấn đề thao túng tiền tệ của chính phủ Việt Nam. Theo một tuyên bố từ văn phòng của Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Washington sẽ “điều tra các đạo luật, chính sách và hành động của Việt Nam mà qua đó có thể góp phần vào việc giữ đồng tiền của mình dưới giá trị và dẫn đến gây hại cho thương mại Mỹ”. USTR cũng công bố một cuộc điều tra nhằm vào việc nhập khẩu và sử dụng các loại gỗ thu hoạch bất hợp pháp của Việt Nam. 



Cuộc điều tra này được cho phép theo Điều 301 của Đạo luật Thương mại 1974, đã xuất hiện sau khi Bộ Tài chính Mỹ kết luận hồi tháng 8 rằng Việt Nam đã thao túng đồng tiền của mình ít trong ít nhất một trường hợp liên quan đến xuất khẩu các lốp xe tải hạng nhẹ. Bộ Tài chính Mỹ đã báo cho Bộ Thương mại Mỹ rằng đồng tiền Việt Nam đã ở dưới giá trị năm 2019 khoảng 4,7% so với đồng USD như một phần trong hành động can thiệp của chính phủ. 

Hành động đang chờ xử lý nhằm chống lại Việt Nam này bắt nguồn từ sự dị ứng của chính quyền Trump với bất kỳ nước nào hám lợi nhằm hưởng thặng dư thương mại lớn với Mỹ - tức là bất kỳ ai xuất khẩu đến Mỹ nhiều hơn nhập khẩu. Giá trị của đồng tiền một nước là một biến số quan trọng trong phương trình này. Khi một đồng tiền địa phương yếu hơn sẽ làm cho xuất khẩu của nó rẻ hơn tương đối đối với khách hàng Mỹ trong khi làm cho hàng Mỹ trở nên đắt đỏ hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Việt Nam đã trở thành nước có thặng dư thương mại lớn thứ 4 với Mỹ trong năm nay, xếp sau Trung Quốc, Mexico và Thụy Sĩ. 

Chính quyền Trump từ lâu đã xem Việt Nam như một người thao túng tiền tệ tiềm năng và đang thúc đẩy nhiều sự nhượng bộ từ chính phủ Việt Nam. Hồi tháng 1, Việt Nam là một trong 10 nước mà Bộ Tài chính Mỹ đã đặt vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng mạnh kể từ khi Trump nhậm chức, tăng từ 38,3 tỷ USD năm 2017 lên 39,4 tỷ USD năm 2018 rồi 55 tỷ USD năm ngoái, theo dữ liệu Bộ Tài chính Mỹ. 

Cuộc điều tra tiền tệ này theo tuyên bố của Đại diện Thương mại Mỹ là đã được làm theo “chỉ thị của Tổng thống Donald Trump” có thể dẫn đến kết quả dễ hình dung là sự áp đặt thuế lên hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ hoặc các hình thức trừng phạt kinh tế khác. Tuy nhiên những cuộc điều tra tiền tệ này thường mất một thời gian cho nên bất kỳ khoản thuế nặng nề nào cũng khó xảy ra trước thời điểm kết thúc năm nay. 


Bất kể kết quả thế nào, cuộc điều tra này chắc chắn sẽ trở nên phản tác dụng với khao khát to lớn hơn của Washington về quan hệ gần gũi hơn với Hà Nội. Trong thập kỷ qua, hai nước đã gia tăng quan hệ đối tác chiến lược, được thống nhất bởi những lo ngại chung về tham vọng của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là những hành động áp lực quyết đoán ở Biển Đông. 

Thật vậy, như những người khác đã chỉ ra, quả bong bóng thặng dư thương mại của Việt Nam là một tác dụng phụ của cuộc chiến tranh thương mại của Trump với Trung Quốc - trong đó, như điều đã được lường trước, đã thúc đẩy một số nhà sản xuất Mỹ chuyển hoạt động của họ khỏi Trung Quốc. 

Việt Nam đã trở thành một điểm đến thay thế hấp dẫn vì lực lượng lao động có kỹ năng, chi phí lao động rẻ và gần Trung Quốc. Các nỗ lực để giải quyết thặng dư thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã giúp cho Việt Nam. 

Trong khi quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam cản trở việc áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn lên Việt Nam nếu họ bị kết luận là đã thao túng tiền tệ của mình thì chúng ta cũng khó có thể thấy động thái này sẽ phục vụ thế nào cho các mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của Washington ở Đông Nam Á. Trò chơi thặng dư thương mại của chính quyền Trump chỉ là ví dụ mới nhất về chủ nghĩa đơn phương tự thất bại khi nó khiến các đối tác xa lánh. 

Theo The Diplomat 

https://thediplomat.com/2020/10/us-launches-investigation-into-currency-manipulation-by-vietnam/

Post a Comment

Tin liên quan

    -->