Những chuyện phía sau cuộc biểu tình chống dẫn độ ở Hong Kong

Hong Kong đã rơi vào hỗn loạn ngày hôm qua với việc cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình khi hàng chục ngàn người biểu tình bao vây trung tâm hành chính của thành phố để ngăn cản các nghị sỹ thảo luận về dự luật dẫn độ. 


Dưới đây là những điểm chính cần biết về Hong Kong và dự luật: 

Trạng thái của Hong Kong 


Hong Kong là một bộ phận của Trung Quốc nhưng có hệ thống luật pháp, tiền tệ riêng và cả những quyền tự do dân sự không có ở đại lục Trung Quốc. 

Trước khi được chuyển về Trung Quốc năm 1997, Hong Kong là một thuộc địa của Anh trong hơn 150 năm. Dưới nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, Bắc Kinh cam kết Hong Kong là “một khu tự trị mức độ cao” đến năm 2047. 

Dự luật nói về điều gì? 


Dự thảo Luật Tội phạm bỏ trốn và hỗ trợ tư pháp lẫn nhau (sửa đổi) 2019 được chính quyền Hong Kong đề xuất hồi tháng 2, cho phép dẫn độ những tội phạm sang các khu vực mà Hong Kong chưa có thỏa thuận dẫn độ như đại lục, Đài Loan, Macau. 




Các quan chức nói dự thảo này phải được thông quan càng sớm càng tốt để một nghi phạm giết người có thể chuyển cho Đài Loan. Chan Tong-kai, 20 tuổi, kẻ đã bị Đài Loan truy nã vì giết bạn gái, đã bị phạt tù 29 tháng hồi tháng 4 vì tội danh liên quan đến rửa tiền. Nhưng anh ta có thể sẽ được thả vào tháng 10 và được tự do chạy trốn khỏi thành phố này. 

Tại sao nó gây nhiều chia rẽ ở Hong Kong? 


Dự thảo luật đã bị phản đối từ tháng 2 khi được công bố. Ở trong nội bộ Hong Kong và ngoài quốc tế có những lo ngại về khả năng xét xử không công bằng và đàn áp có động cơ chính trị ở đại lục. Người dân đã xuống đường với quy mô lớn để phản đối dự luật này. Vào hôm Chủ Nhật tuần trước, những người tổ chức biểu tình nói số lượng người tham gia đạt tới 1,03 triệu, trong khi cảnh sát đưa ra con số 240.000 người. 

Tại sao chính phủ nước ngoài can thiệp? 


Hôm qua, người phát ngôn Hạ viện Mỹ chỉ trích mạnh mẽ dự luật này và ủng hộ những người biểu tình. 

Trong một tuyên bố, Nancy Pelosi nói đề xuất dẫn độ “biểu hiện lạnh lùng sự sẵn sàng đến trơ tráo của Bắc Kinh trước pháp luật nhằm bịt miệng bất đồng và bóp nghẹt tự do của người dân Hong Kong... Dự thảo dẫn độ đã đặt quan hệ gần gũi giữa Mỹ và Hong Kong vào tình trạng hiểm nghèo, một quan hệ đã phát triển trong 2 thập kỷ”. 

Người phát ngôn Hạ viện Mỹ. 

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cũng hưởng ứng với người biểu tình ở Hong Kong vào ngày hôm qua. Ông nói: “Duy trì nguyên tắc ‘một quốc gia hai chế độ’ như đã nêu trong một tuyên bố có tính ràng buộc pháp lý là Tuyên bố Chung Trung Quốc - Anh, là điều sống còn cho tương lai thành công của Hong Kong”. 




Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đáp trả rằng không có quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào có quyền can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Người phát ngôn nói thêm: “Trung Quốc phản đối mạnh mẽ sự vô trách nhiệm và những bình luận sai lầm của một số cá nhân ở Mỹ”. 

Điều gì đã xảy ra ngày 12/6? 


Một cuộc tụ tập hòa bình ban đầu vào buổi sáng tại Đại lộ Tim Mei bên ngoài tòa nhà lập pháp đã leo thang khi người biểu tình xông vào các đường phố xung quanh đó như Lung Wo, Đại lộ Tim Mei, đường Queensway và đường Harcourt, khiến giao thông bị cản trở và đụng độ với lực lượng cảnh sát được triển khai ở đó. 

Sau nhiều cuộc đụng độ mà trong đó cảnh sát đã lần đầu tiên dùng đạn cao su và đạn túi đậu để chống lại biểu tình. Đội cảnh sát chống bạo động đã cố gắng đẩy hầu hết người biểu tình vào đường Queensway - nơi hàng trăm người tụ tập bên ngoài trung tâm mua sắm Pacific Place và tiếp tục bị kẹt trong xung đột với cảnh sát đến đêm. 

Hơn 70 người đã bị thương gồm cả người biểu tình, cảnh sát và phóng viên. 




Tại sao chính quyền Hong Kong miễn cưỡng gác lại dự thảo? 


Các quan chức nói rằng ngoài việc giải quyết trường hợp giết người Đài Loan, dự luật này cũng sẽ cần thiết để bịt lỗ hổng pháp lý mà từ đó cho phép những nghi phạm trốn dẫn độ đến Đài Loan. 

Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam Cheng Yuet-ngor cũng nói rõ hôm qua rằng chính quyền sẽ không nhượng bộ những đòi hỏi của người biểu tình. 

Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam. 

Bà nói: “Nếu những phương tiện cơ bản và bạo lực có thể đạt được mục đích của họ, những cảnh tượng này sẽ chỉ tồi tệ hơn, và chắc chắn mang lại tác hại cho Hong Kong. Vì thế tôi hy vọng trật tự có thể được tái lập trong cộng đồng càng sớm càng tốt, và tôi không muốn bất kỳ người nào bị thương trong bạo động nữa”. 

Điều gì tiếp theo? 


Bạo lực hôm qua đã thúc đẩy chủ tịch Legco (tức cơ quan lập pháp Hong Kong) Andrew Leung Kwan - yuen, người đã sắp xếp chương trình thông qua dự luật này vào thứ 5 (13/6) phải hủy cuộc họp ngày 12/6. 

Mọi ánh mắt đều đổ dồn vào việc liệu Leung và những người ủng hộ ông có trở lại Legco để triệu tập cuộc họp vào thứ 5 hay thứ 6 không. 

Nguồn: https://www.scmp.com/news/hong-kong/politics/article/3014261/what-behind-hong-kongs-anti-extradition-protests

Post a Comment

Tin liên quan

    -->