Việt Nam nổi bật giữa các nước châu Á mới nổi

Việt Nam đang ở vị trí nổi bật giữa các thị trường mới nổi và thị trường cận biên của châu Á trong năm nay theo khía cạnh khả năng phục hồi của nền kinh tế và thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid, theo như Fitch Ratings.


Những nhân tố này sẽ hỗ trợ chỉ số “BB” của Việt Nam, điều mà chúng tôi đã xác nhận hồi tháng 4/2020 khi xét duyệt lại triển vọng từ tích cực sang ổn định. Tuy vậy, quốc gia này đang đối mặt một loạt thách thức, bao gồm các rủi ro pháp lý ngẫu nhiên từ các doanh nghiệp nhà nước và các điểm yếu cấu trúc trong lĩnh vực ngân hàng. 

Việt Nam là một trong 4 nước có chỉ số Fitch cao nhất ở châu Á Thái Bình Dương mà chúng tôi dự kiến tăng trưởng kinh tế tích cực trong năm 2020. Dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế này đã tăng trưởng 0,4% so với cùng kỳ năm trước bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với du lịch và nhu cầu xuất khẩu. Điều đó phù hợp với dự phóng tăng trưởng cả năm là 2,8% của chúng tôi. Fitch dự báo rằng tốc độ tăng trưởng sẽ tăng lên trong năm 2021 khi nhu cầu bên ngoài, bao gồm xuất khẩu và du lịch phục hồi trở lại. 



Sức mạnh tương đối của động lực tăng trưởng Việt Nam dựa nhiều vào thành công của họ trong việc kiềm chế dịch bệnh. Việt Nam đã không có ca tử vong nào vì Covid-19 cho đến cuối tháng 6, theo thông tin từ WHO. Điều này có thể phản ánh một loạt nhân tố, bao gồm hiệu quả của sự phản ứng y tế. 

Việt Nam đã giới thiệu một gói kích thích tài chính trị giá 271000 tỷ đồng (bằng khoảng 3,4% GDP) để bù đắp tác hại của dịch bệnh. Gói này bao gồm giãn hoặc giảm thuế cũng như trợ cấp tiền mặt cho những công nhân và người nội trợ bị ảnh hưởng, trong đó số tiền mặt trợ cấp bằng khoảng 0,4% GDP. Chúng tôi dự báo tổng nợ công của Việt Nam so với GDP sẽ tăng lên khoảng 42% trong năm 2020 so với mức 37% của năm 2019 dựa trên ước tính của Fitch, tuy nhiên mức này vẫn thấp hơn tỉ lệ trung bình 59% của các nước ở cùng chỉ số “BB”. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế nhưng lãi suất thấp hơn và áp lực của nhà nước lên các ngân hàng để tạo điều kiện cho vay sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế chậm hơn và hạn chế cho vay sẽ thêm vào vấn đề chất lượng tài sản. Những nhân tố này sẽ làm trầm trọng thêm điểm yếu cấu trúc của lĩnh vực ngân hàng. 

Viễn cảnh kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của nhu cầu bên ngoài. Nước này đã có lợi ích từ sự thay đổi dòng chảy thương mại kết hợp với sự gia tăng chi phí ở Trung Quốc và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, và dữ liệu trước đây đề xuất rằng họ sẽ thu được nhiều hơn nữa khi xuất khẩu của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 


Việt Nam chiếm tới 15,5% hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ trong 4 tháng đầu năm, trong khi 4 tháng đầu năm 2019, con số này là 12,9%, theo dữ liệu của Văn phòng Dệt may Mỹ. Việt Nam cũng đã thu hút được 8,7 tỷ USD đầu tư từ nước ngoài trong nửa đầu năm 2020. 

Tuy vậy, cả xuất khẩu dệt may vào Mỹ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, điều đó minh họa cho sự dễ tổn thương của Việt Nam trước sự thay đổi tình hình và tác hại của dịch bệnh. Giống như những nơi khác, sự hạn chế vẫn còn đối với du lịch từ nước ngoài về và kiều hối đang giảm. Du lịch trực tiếp chiếm khoảng 10% GDP của Việt Nam với mức đóng góp cao hơn nếu hiệu ứng lan tỏa gián tiếp được xét đến, trong khi đó kiều hối chiesm 6% GDP trong năm 2019. 

Việt Nam cũng dễ bị ảnh hưởng trước các chính sách của những đối tác thương mại chính. Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn thỏa thuận tự do thương mại với EU ngày 8/6. Tuy nhiên Việt Nam cũng nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ về hành vi thao túng tiền tệ và quan hệ với Trung Quốc đang phức tạp bởi tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Mặc dù vậy, dự báo cơ bản của chúng tôi là các quan hệ thương mại đó với cả Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ ổn định.

Theo Fitchratings

Post a Comment

Tin liên quan

    -->