Việt Nam bước vào làn sóng cải cách kinh doanh thứ 3

Một quan chức hàng đầu Việt Nam nói đất nước ông đang bước vào làn sóng cải cách doanh nghiệp thứ 3 để cắt giảm ít nhất 20% thủ tục kinh doanh trong 5 năm tới. 

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng gần đây đã nói chương trình cải cách quy định kinh doanh của chính phủ giai đoạn 2020 - 2025 là lớn nhất và toàn diện nhất, cho thấy quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh để tạo động lực phát triển, theo Vietnam News. 




Chương trình được công bố gần đây để thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ ngày 12/5, nhằm vào việc gỡ bỏ và đơn giản hóa ít nhất 20% quy định kinh doanh và cắt giảm ít nhất 1/5 các chi phí. 

Chương trình này cũng tập trung vào ngăn chặn việc ban hành các quy định không cần thiết, vô lý và bất hợp pháp và những thứ đang gây khó khăn hơn cho việc kinh doanh, đồng thời gỡ bỏ các quy định về kinh doanh đang mâu thuẫn và chồng chéo. 

Ông Mai Tiến Dũng nói chính phủ đặc biệt chú ý cải cách thể chế và xây dựng chính phủ điện tử để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và công dân. 

Ông Dũng được trích dẫn nói: “Trong giai đoạn 2007 - 2010, Việt Nam đã cắt giảm hoặc đơn giản hóa 4818 trong 5412 thủ tục hành chính - điều đó đã giúp tiết kiệm gần 30 ngàn tỷ đồng mỗi năm, đó là một con số ấn tượng”. 

Hơn 3890 trong 6191 điều kiện kinh doanh và 6776 trong 9926 mục trong danh mục sản phẩm là đối tượng kiểm tra hải quan đã được gỡ bỏ và được đơn giản hóa trong giai đoạn 2016 - 2020, tiết kiệm 18 triệu ngày công mỗi năm - tương đương với 6,3 ngàn tỷ đồng. 

Tuy nhiên ông Dũng cũng nhấn mạnh rằng các cải cách đó vẫn chậm và một số sự bãi bỏ quy định đã mang lại nhiều khó khăn hơn thay vì trợ giúp các doanh nghiệp. 

Ông nhấn mạnh rằng có nhiều dư địa cho tăng trưởng bằng cách thực hiện cải cách hiệu quả. 

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc nói Nghị quyết 68 được nhắc đến như làn sóng cải cách thứ 3 trong 5 năm qua. Ông nói làn sóng đầu tiên hồi năm 2016 với hàng ngàn giấy phép con bị loại trừ, trong khi làn sóng thứ 2 đã gỡ bỏ và đơn giản hóa một nửa điều kiện kinh doanh và các dòng sản phẩm phải kiểm tra hải quan. 


Trong làn sóng cải cách thứ ba, các quy định kinh doanh mâu thuẫn và chồng chéo được kỳ vọng sẽ được gỡ bỏ. 

Trích dẫn phát hiện của VCCI rằng tỉ lệ các công ty phải xin giấy phép cho hoạt động kinh doanh đã giảm từ 58% xuống 48%, ông Lộc nói đó không chỉ là vấn đề tiền hay thời gian mà còn là lòng tin vào kinh doanh. 

Ông nói Nghị quyết 68 sẽ tạo ra nhiều cải cách toàn diện để giải quyết các vấn đề tồn tại trong hệ thống kinh doanh hợp pháp và đẩy nhanh cải cách trong các cơ quan quản lý ở tất cả các cấp độ và nhấn mạnh rằng lắng nghe các doanh nghiệp là cần thiết. 

Mặc dù vậy, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguyễn Văn Thân cũng nói phải có các biện pháp quyết liệt để đạt được mục tiêu xóa bỏ các quy định đã nêu trong Nghị quyết 68. 

Tuy nhiên ông Mai Tiến Dũng nói rằng để thực hiện chương trình cải cách này hiệu quả, sự tập trung sẽ được đặt vào việc tăng tốc xử lý các thủ tục hành chính bằng điện tử, đặc biệt là thực thi kế hoạch số hóa trong xử lý thủ tục hành chính. 

Ông nói: “Sự chuyển đổi từ quản lý trên cơ sở giấy tờ sang cơ sở kỹ thuật số sẽ được thúc đẩy, nhằm tạo ra các điều kiện tốt nhất cho kinh doanh và để giảm chi phí. Doanh nghiệp và người dân sẽ đóng vai trò giám sát và đánh giá tiến trình cải cách này”. 

Theo AA.com 

https://www.aa.com.tr/en/asia-pacific/vietnam-enters-third-wave-of-business-reforms/1994005

Post a Comment

Tin liên quan

    -->