Ngày 27/11 vừa qua, Trung Quốc bắt đầu tiến hành một đợt rà
phá bom mìn ở vùng biên giới Việt-Trung thuộc tỉnh Quảng Tây.
Chiến tranh kết thúc đã mấy chục năm, trong thời chiến, Việt
Nam cũng không sử dụng không quân để tấn công Trung Quốc, vậy vì sao đến hôm
nay Trung Quốc vẫn phải tiếp tục dò mìn. Câu trả lời là họ đang phải đi rà phá
những bãi mìn do chính họ bố trí ngày trước.
Mạng Sina cho biết: “Vì các bãi mìn ở biên giới Trung-Việt
là những bãi mìn phức tạp ác liệt nhất trên thế giới. Từ cuối thế kỷ 20 đến
nay, vùng biên giới Quảng Tây tuy đã từng mấy lần tiến hành rà phá quy mô lớn
nhưng “nạn bom mìn” vẫn chưa được giải quyết triệt để. Hiện nay 8 huyện, 17 xã,
thị trấn ở biên giới Quảng Tây vẫn còn 53 chỗ, hơn 2 triệu mét vuông các khu vực
có mìn. Những khu vực này địa hình phức tạp, đại đa số bãi mìn đều được bố trí
trong những bãi cỏ dại ở rừng già. Có bãi mìn nằm trên vách đá gần như dựng đứng.
Khi tiến hành rà phá, các thiết bị phá mìn cơ giới không thể hoạt động được ở
những địa hình này.
Những loại mìn TQ chôn ở biên giới Việt-Trung gồm có mìn chống
tăng, mìn phòng bộ binh, mìn vướng, mìn nhảy, rất nhiều loại. Những bãi mìn mật
độ dày đặc, nhiều loại hình hỗn hợp như thế khiến công tác rà phá rất khó
khăn”.
Theo Sina
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.